Hướng Dẫn Cách Tính Trợ Cấp Thôi Việc Khi Viên Chức Nghỉ Việc ?

Xin chào Luật sư! Em có câu hỏi xin được giải đáp: Ở đơn vị em có 1 trường hợp: 1 nhân viên văn phòng hợp đồng lao động từ năm 2006 và đến tháng 12/2009 được tuyển dụng chính thức vào viên chức trường học. Đến nay cô ấy viết đơn xin nghỉ việc từ tháng 9/2014 và được sự đồng ý cấp trên. Vậy xin hỏi cô có nhận trợ cấp thôi việc hay không. và căn cứ để tính trợ cấp thôi việc cụ thể như thế nào?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, em xin có câu hỏi mong muốn được giải đáp như sau: Ở đơn vị em có một trường hợp 1 nhân viên văn phòng có hợp đồng lao động từ năm 2006 và đến tháng 12/2009 được tuyển dụng chính thức vào viên chức trường học. Đến nay cô ấy viết đơn xin nghỉ việc báo trước cho trường 45 ngày và đã được sự đồng ý của cấp trên. Vậy xin hỏi cô có nhận được trợ cấp thôi việc hay không và căn cứ để tính trợ cấp thôi việc cụ thể như thế nào?Cụ thể Lương ngạch bậc: 3.059.000 Chức vụ: 230.000 Khu vực: 575.000 Thu hút: 2.302.300 Công tác lâu năm: 575.000 Tổng lương: 6.741.300 . Và Theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì căn cứ tính gồm lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực vậy đúng hay sai?Mong sớm nhận được câu trả lời của bên phía Công ty luật Minh KhêTôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật lao động của Công ty Luật Minh Khuê.

Đang xem: Cách tính trợ cấp thôi việc

*

Luật sư tư vấn cách tính trợ cấp thôi việc, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc của viên chức:

Theo thông tin bạn đã cung cấp cho bên công ty thì nhân viên nghỉ việc của bên bạn là viên chức ký kết hợp đồng lao động vì vậy cơ sở pháp lý để giải quyết chế độ thôi việc cho nhân viên tại đơn vị làm việc của bạn sẽ căn cứ vào hợp đồng lao động (pháp luật về hợp đồng lao động).

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc và điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc, cụ thể như sau:

“Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Ngoài ra Điều 45 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ thôi việc như sau:

“Điều 45. Chế độ thôi việc

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị buộc thôi việc;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này”.

Như bạn đã nêu ở trên thì việc xin nghỉ việc của nhân viên đơn vị bạn đã thông báo trước cho bên đơn vị trước 1 khoản thời gian 45 ngày và đã được sự đồng ý của người sử dụng lao động nên bạn nhân viên đó sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo đúng quy định của pháp luật, ngoài ra bạn ấy còn được hưởng chế độ thất nghiệp và được bảo lưu toàn thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: In Lặp Lại Dòng Cuối Trong Excel, Tạo Tiêu Đề Đầu Trang Và Cuối Trang Trong Excel

2. Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho viên chức:

Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc chi trả trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 46, cụ thể như sau:

Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp:

+ Hết hạn hợp đồng lao động trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang có nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng;

+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Như vậy khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trong các trường hợp nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và trường hợp người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theoo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc (Khoản 3 Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019).

Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

– Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

– Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Xem thêm: Tính Chu Vi Và Diện Tích Hình Vuông Có Cạnh Dài 3/5 M Đầy Đủ Tớ Tick Cho

Nghị định 29/2012/NĐ-CP áp dụng với người lao động là viên chức. Các chế độ về tiền lương áp dụng theo quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Và tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Như vậy, bạn cần phải xác định tiền lương bình quân (bao gồm mức lương và các khoản phụ cấp) 6 tháng trước khi nghỉ việc (tháng 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2/2014). Và mỗi năm làm việc thì được hưởng nửa tháng tiền lương này. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc = tổng thời gian làm việc – thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương tính trợ cấp thôi việc cụ thể như sau:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính