Cách Tính Trợ Cấp Thôi Việc Trước 2009, Cách Tính Tiền Trợ Cấp Thôi Việc

*

*
*
*
*
*

Giới thiệu
Tin tức – sự kiện
Khuyến Công – Xúc tiến TM

*
*
*
*
*

SỐ LƯỢT TRUY CẬP
SỐ LƯỢT TRUY CẬP:
TRUY CẬP TRONG NGÀY:
Trang chủThông tin hoạt động Đảng, đoàn thể của sở
Share
twitter

*

Bản in

*

Gởi bài viết

Tìm hiểu cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định hiện hành trợ cấp thôi việc, mất việc do người sử lao động dụng chi trả, còn trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm chi trả cho người lao động khi nghỉ việc.

1. Cách tính trợ cấp thôi việc

Theo điều 48 Bộ Luật lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên,mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Đang xem: Cách tính trợ cấp thôi việc trước 2009

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao độngtrừ đithời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Mức trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp thôi việc = 1/2 x tháng lương bình quân x số năm làm việc x hệ số lương (nếu có)

Lưu ý:

– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH …

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

– Hệ số lương để tính trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng người lao động làm việc ở các doanh nghiệp Nhà nước.

Ví dụ minh họa:

Cần xác định ông Nguyễn Văn B đã làm đơn nghỉ việc và được Công ty cổ phần X chấp thuận. Căn cứ Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động thì ông Nguyễn Văn B được hưởng trợ cấp thôi việc.

Mức trợ cấp thôi việc mà Công ty cổ phần X trả cho ông Nguyễn Văn B = 1/2 x 5.000.000 x 3 = 7.500.000 đồng

Trường hợp Công ty cổ phần X không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông Nguyễn Văn B thì thời gian hưởng trợ cấp thôi việc của ông Nguyễn Văn B là 11 năm 5 tháng.

Xem thêm: Chuyên Đề: Giải Toán Bằng Các Dạng Toán Giải Phương Trình Lớp 9

Lúc này mức trợ cấp thôi việc mà Công ty cổ phần X trả cho ông Nguyễn Văn B là: 1/2 x 5.000.000 x 11,5 = 28.750.000 đồng.

2. Cách tính trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm tính và chi trả khi người lao động có yêu cầu. Tuy nhiên kế toán cũng cần biết cách tính để tiện kiểm tra và giải thích cho người lao động khi cần thiết.

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 60% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Lưu ý:

– Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

– Mức trợ cấp thất nghiệp không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại.

– Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm trong thời hạn 3 tháng (dương lịch) kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày (làm việc), kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp với Trung tâm Dịch vụ Việc làm.

Xem thêm: Khóa Học Đầu Tư – Chứng Khoán Cho Người Mới Bắt Đầu

Giả sử tiền lương của ông Nguyễn Văn B cũng chính là mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp, số tiền bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng ông Nguyễn Văn B nhận được cơ quan bảo hiểm chi trả là: 5.000.000 x 60% = 3.000.000 đồng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính