Cách Tính Thuế Đất Phi Nông Nghiệp Năm 2017, Tư Vấn Cách Tính Thuế Sử Dụng Đất Phi Nông Nghiệp

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ TÀI CHÍNH ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 10/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2017

THÔNG TƯ<1>

HƯỚNGDẪN VỀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cóhiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12 tháng 8năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lýthuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 7 năm 2016.

Đang xem: Cách tính thuế đất phi nông nghiệp năm 2017

Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệpsố 48/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày29 tháng 11 năm 2006 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành LuậtQuản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơcấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:<2>

ChươngI

QUYĐỊNH CHUNG

Điều1. Đối tượng chịu thuế

1. Đất ở tại nôngthôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướngdẫn thi hành.

2. Đất sản xuất, kinhdoanh phi nông nghiệp gồm:

2.1. Đất xây dựng khucông nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chếxuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất;

2.2. Đất làm mặt bằngxây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ vàcác công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằngxây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế);

2.3. Đất để khai tháckhoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai tháckhoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;

Ví dụ 1: Công ty Ađược nhà nước cho thuê đất để khai thác than, trong tổng diện tích đất đượcthuê là 2000m²đất có1000m² trên mặt đất là đấtrừng, còn lại là mặt bằng cho việc khai thác và sản xuất than. Việc khai thácthan không ảnh hưởng đến diện tích đất rừng, thì phần diện tích đất rừng đókhông thuộc đối tượng chịu thuế.

2.4. Đất sản xuất vậtliệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặtbằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

3. Đất phi nôngnghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhânsử dụng vào mục đích kinh doanh.

Điều2. Đối tượng không chịu thuế

Đất phi nông nghiệpkhông sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm:

1. Đất sử dụng vào mụcđích công cộng, gồm:

1.1. Đất giao thông,thủy lợi bao gồm đất sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường giao thông,cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sânbay, bao gồm cả đất nằm trong quy hoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưngchưa xây dựng do được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước(không bao gồm nhà máy sản xuất nước), hệ thống thoát nước, hệ thống công trìnhthủy lợi, đê, đập và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông, an toànthủy lợi;

1.2. Đất xây dựngcông trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi íchcông cộng bao gồm đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, côngviên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, công trình văn hóa, điểmbưu điện – văn hóa xã, phường, thị trấn, tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng,cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiệnma túy, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; khu nuôi dưỡng người già vàtrẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

1.3. Đất có di tíchlịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấptỉnh) quyết định bảo vệ;

1.4. Đất xây dựngcông trình công cộng khác bao gồm đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khuđô thị, khu dân cư nông thôn; đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trongkhu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩmquyền phê duyệt; đất xây dựng công trình hệ thống đường dây tải điện, hệ thốngmạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ antoàn các công trình trên; đất trạm điện; đất hồ, đập thuỷ điện; đất xây dựngnhà tang lễ, nhà hỏa táng, lò hỏa táng; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lýchất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Đất do cơ sở tôngiáo sử dụng bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tuviện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sởkhác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

3. Đất làm nghĩatrang, nghĩa địa.

4. Đất sông, ngòi,kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.

5. Đất có công trìnhlà đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựngcông trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên củathửa đất có các công trình này.

Trường hợp này, đấtphải thuộc diện đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyđịnh tại Khoản 8 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và các vănbản hướng dẫn thi hành.

6. Đất xây dựng trụsở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp gồm:

6.1. Đất xây dựng trụsở cơ quan nhà nước, trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổchức sự nghiệp công lập; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnhsự nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế liên chính phủ được hưởng ưuđãi, miễn trừ tương đương cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;

Trường hợp các tổchức cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp sử dụng đất được nhà nướcgiao để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổchức, đơn vị vào mục đích khác thì thực hiện theo quy định tại Luật quản lý, sửdụng tài sản nhà nước và các các văn bản hướng dẫn thi hành.

6.2. Đất xây dựng cáccông trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội,khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập.

7. Đất sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh gồm:

7.1. Đất thuộc doanhtrại, trụ sở đóng quân;

7.2. Đất làm căn cứquân sự;

7.3. Đất làm các côngtrình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, anninh;

7.4. Đất làm ga, cảngquân sự;

7.5. Đất làm các côngtrình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, anninh;

7.6. Đất làm kho tàngcủa các đơn vị vũ trang nhân dân;

7.7. Đất làm trườngbắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

7.8. Đất làm nhàkhách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục, thể thao và các cơ sởkhác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân của các đơn vị vũ trang nhândân;

7.9. Đất làm trạigiam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốcphòng, Bộ Công an quản lý;

7.10. Đất xây dựngcác công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốc phòng, an ninh khác doChính phủ quy định.

8. Đất phi nôngnghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Đất tại đô thị sửdụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kểcả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chănnuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; Đấtxây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;Đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà, kho của hộ giađình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc,công cụ sản xuất nông nghiệp.

Điều3. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế làtổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuếquy định tại Điều 1 Thông tư này.

2. Trường hợp tổchức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấychứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

3. Người nộp thuế(NNT) trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

3.1. Trường hợp đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người được nhànước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế;

3.2. Trường hợp ngườicó quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xácđịnh theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏathuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế;

Ví dụ 2: Ông A cóthửa đất tại tỉnh B nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đấtkhông có giấy tờ hoặc chỉ có một trong các giấy tờ quy định tại Khoản1 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003) thì Ông A là người nộp thuế đối với thửađất đó. Tuy nhiên, Ông A không sử dụng mà xây nhà và cho Ông B thuê. Người nộpthuế được xác định như sau:

– Trường hợp Ông Bchỉ thuê nhà (không thuê đất) của Ông A thì Ông A là người nộp thuế;

– Trường hợp Ông Bthuê cả nhà và đất của Ông A nhưng không có hợp đồng hoặc trong hợp đồng khôngquy định rõ người nộp thuế thì Ông A là người nộp thuế;

– Trường hợp tronghợp đồng thuê nhà, đất giữa Ông B và Ông A quy định rõ người nộp thuế thì ngườinộp thuế là người được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

3.3. Trường hợp đấtđã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấpđược giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế khôngphải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;

3.4. Trường hợp nhiềungười cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diệnhợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;

3.5. Trường hợp ngườicó quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thànhpháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều1 Thông tư này thì pháp nhân mới là người nộp thuế.

3.6. Trường hợp thuênhà thuộc sở hữu nhà nước thì người nộp thuế là người cho thuê nhà (đơn vị đượcgiao ký hợp đồng với người thuê).

3.7. Trường hợp đượcnhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở để bán, cho thuêthì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Trường hợpchuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân khác thì người nộpthuế là người nhận chuyển nhượng.

ChươngII

CĂNCỨ TÍNH THUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Điều4. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế sửdụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) là diện tích đất tính thuế, giá 1m² đất tính thuế và thuếsuất.

Điều5. Diện tích đất tính thuế:

Diện tích đất tínhthuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng.

1. Đất ở, bao gồm cảtrường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.

1.1. Trường hợp ngườinộp thuế có nhiều thửa đất ở trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (sau đây gọi tắt là tỉnh) thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tíchcác thửa đất ở thuộc diện chịu thuế trong tỉnh.

1.2. Trường hợp đấtđã được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích đất tính thuế là diện tích ghi trênGiấy chứng nhận; Trường hợp diện tích đất ở ghi trên Giấy chứng nhận nhỏ hơndiện tích đất thực tế sử dụng thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tếsử dụng.

Trường hợp nhiều tổchức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất mà chưa được cấp Giấychứng nhận thì diện tích đất tính thuế đối với từng người nộp thuế là diện tíchđất thực tế sử dụng của từng người nộp thuế đó.

Trường hợp nhiều tổchức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất đã được cấp Giấychứng nhận thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên Giấy chứngnhận.

1.3. Đối với đất ởnhà nhiều tầng có nhiều hộ gia đình ở, nhà chung cư, bao gồm cả trường hợp vừađể ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế của từng người nộp thuếđược xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà (công trình) mà ngườinộp thuế đó sử dụng, trong đó:

a) Diện tích nhà(công trình) của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng là diện tích sànthực tế sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng mua bán hoặctheo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất.

b) Hệ số phân bổ đượcxác định như sau:

b1) Trường hợp khôngcó tầng hầm:

Hệ số phân bổ =

Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư

Tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng

b2) Trường hợp cótầng hầm:

Hệ số phân bổ =

Diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư

Tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng (phần trên mặt đất)

+

50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng

b3) Trường hợp chỉ cócông trình xây dựng dưới mặt đất:

Hệ số phân bổ =

0,5 x Diện tích đất trên bề mặt tương ứng với công trình xây dựng dưới mặt đất

Tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dưới mặt đất

Trường hợp gặp khókhăn khi xác định diện tích đất xây dựng đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở,nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xem xét, xử lý từng trường hợpcụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương.

1.4. Hạn mức đất ởlàm căn cứ tính thuế.

b1) Trường hợp tạithời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạnmức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứngnhận được xác định theo hạn mức công nhận đất ở thì áp dụng hạn mức công nhậnđất ở để làm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức công nhận đất ở đó thấp hơnhạn mức giao đất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làmcăn cứ tính thuế;

b2) Trường hợp tạithời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy định về hạnmức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và diện tích đất ở trong Giấy chứngnhận được xác định theo hạn mức giao đất ở thì áp dụng hạn mức giao đất ở đểlàm căn cứ tính thuế. Trường hợp hạn mức giao đất ở đó thấp hơn hạn mức giaođất ở hiện hành thì áp dụng hạn mức giao đất ở hiện hành để làm căn cứ tínhthuế;

b3) Trường hợp tạithời điểm cấp Giấy chứng nhận mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa quy định về hạnmức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở thì toàn bộ diện tích đất ở ghi trênGiấy chứng nhận được xác định là diện tích đất ở trong hạn mức;

b4) Trường hợp chưađược cấp Giấy chứng nhận thì không áp dụng hạn mức. Toàn bộ diện tích đất ởtính thuế của người nộp thuế áp dụng theo thuế suất đối với diện tích đất tronghạn mức.

Trường hợp này, đấtđang sử dụng phải là đất ở theo quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các vănbản hướng dẫn thi hành.

Khi người sử dụng đấtđược cấp Giấy chứng nhận thì hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế áp dụng theonguyên tắc quy định tại các điểm b1, b2, b3 tiết 1.4 khoản này.

c) Trường hợp thayđổi người nộp thuế thì hạn mức đất ở tính thuế là hạn mức giao đất ở hiện hànhdo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được áp dụng kể từ năm tính thuế tiếp theo,trừ trường hợp thay đổi người nộp thuế do nhận thừa kế, biếu, tặng giữa: vợ vớichồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹchồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ôngngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì hạn mức đất ởtính thuế được thực hiện theo hạn mức đất ở quy định và áp dụng đối với ngườichuyển quyền;

d) Trường hợp ngườinộp thuế có nhiều thửa đất ở trong một tỉnh thì người nộp thuế chỉ được lựachọn một thửa đất tại một quận, huyện, thị xã, thành phố nơi có quyền sử dụngđất để làm căn cứ xác định hạn mức đất tính thuế, trong đó:

d1) Trường hợp khôngcó thửa đất ở nào vượt hạn mức đất ở thì người nộp thuế được lựa chọn hạn mứcđất ở tại một nơi có quyền sử dụng đất để xác định số thuế phải nộp. Phần diệntích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng tổng diện tích các thửa đất ở cóquyền sử dụng trừ đi hạn mức đất ở của nơi người nộp thuế đã lựa chọn;

d2) Trường hợp cóthửa đất ở vượt hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế đượclựa chọn hạn mức đất ở tại nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định số thuếphải nộp. Phần diện tích đất ở ngoài hạn mức được xác định bằng phần diện tíchvượt hạn mức của thửa đất ở nơi đã lựa chọn hạn mức cộng với phần diện tích củatất cả các thửa đất ở khác có quyền sử dụng.

2. Đất sản xuất, kinhdoanh phi nông nghiệp

Diện tích đất tínhthuế là tổng diện tích đất được nhà nước giao, cho thuê sử dụng vào mục đíchkinh doanh ghi trên Giấy chứng nhận, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợpđồng cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp diện tích đấtghi trên Giấy chứng nhận, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng chothuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấp hơn diện tích đất thực tế sửdụng vào mục đích kinh doanh thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất thựctế sử dụng.

Đối với đất phi nôngnghiệp quy định tại Điều 2 (trừ diện tích đất quy định tại tiết 6.1 Khoản 6)Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh thì diện tích tính thuế là toàn bộdiện tích đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh. Trường hợp khôngxác định được cụ thể diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thì diệntích đất chịu thuế được xác định theo phương pháp phân bổ theo tỷ lệ doanh sốquy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

3. Đất sử dụng khôngđúng mục đích, đất lấn, chiếm và đất chưa sử dụng theo đúng quy định:

Diện tích đất lấn,chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy địnhđược xác định theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ví dụ 3: Hộ gia đìnhông A đang sử dụng 2000m²đất đãđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên Giấy chứng nhận ghi: 200m² đất ở, 1.800m² đất vườn. Diện tíchđất thực tế sử dụng để ở là 400m². Hạn mức đất ở tại thời điểm cấp Giấy chứngnhận là 200m².

Ông A phải tính thuếđối với diện tích đất gia đình Ông thực tế sử dụng để ở là: đất ở 400m².

Cơ quan thuế sẽ tínhthuế như sau: tổng diện tích đất ở tính thuế SDĐPNN là 400m², trong đó: diệntích đất ở trong hạn mức 200m², diện tích đất ở ngoài hạn mức: 200m².

Nếu cơ quan có thẩmquyền xác định diện tích 200m² đấtvườn mà gia đình Ông A đã sử dụng để ở là đất sử dụng không đúng mục đích thìdiện tích đất tính thuế của Ông A được xác định lại là: 200m² đất ở trong hạn mức;200m² sử dụng không đúng mụcđích.

Điều6. Giá của 1m² đất tính thuế

1. Trường hợp trongchu kỳ ổn định có sự thay đổi về người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố làmthay đổi giá của 1m²đất tínhthuế thì không phải xác định lại giá của 1m² đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.

2. Trường hợp đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệpsang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sangđất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m² đất tính thuế là giá đất theo mục đích sửdụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuêđất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lạicủa chu kỳ.

3. Trường hợp đất sửdụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1m² tính thuế là giá đấttheo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.

Điều7. Thuế suất

1. Đất ở:

a) Đất ở bao gồm cảtrường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần nhưsau:

BẬC THUẾ

DIỆN TÍCH ĐẤT TÍNH THUẾ (m²)

THUẾ SUẤT (%)

1

Diện tích trong hạn mức

0,03

2

Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức

0,07

3

Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức

0,15

b) Đất ở nhà nhiềutầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mứcthuế suất 0,03%.

2. Đất sản xuất, kinhdoanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sửdụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

3. Đất sử dụng khôngđúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%.

4. Đất của dự án đầutư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt áp dụng mức thuế suất 0,03%.

5. Đất lấn, chiếm ápdụng mức thuế suất 0,2%.

Điều8. Phương pháp tính thuế

1. Nguyên tắc tínhthuế

1.1. Số thuế phải nộpcủa mỗi người nộp thuế được xác định trong phạm vi một (01) tỉnh.

1.2. Trường hợp ngườinộp thuế có đất thuộc diện chịu thuế tại nhiều quận, huyện trong phạm vi một(01) tỉnh thì số thuế phải nộp được xác định cho từng thửa đất tại cơ quan Thuếnơi có đất chịu thuế; Nếu người nộp thuế có thửa đất vượt hạn mức hoặc tổngdiện tích đất chịu thuế vượt hạn mức tại nơi có quyền sử dụng đất thì phải kêkhai tổng hợp tại cơ quan Thuế do người nộp thuế lựa chọn theo quy định tại Điều16 Thông tư này.

1.3. Trường hợp trongnăm có sự thay đổi người nộp thuế thì số thuế phải nộp của mỗi người nộp thuếđược tính kể từ tháng phát sinh sự thay đổi.

Trường hợp trong nămphát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay đổi giá1m² đất tính thuế) thì sốthuế phải nộp được xác định từ tháng phát sinh sự thay đổi.

2. Xác định số thuếphải nộp đối với mỗi thửa đất.

2.1. Số thuế SDĐPNNphải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệpquy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác địnhtheo công thức sau:

Số thuế phải nộp

(đồng)

=

Số thuế phát sinh

(đồng)

Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

(đồng)

Số thuế phát sinh

(đồng)

=

Diện tích đất tính thuế

(m²)

x

Giá của 1m² đất

(đồng/m²)

x

Thuế suất

(%)

2.2. Đối với đất ởnhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) vàcông trình xây dựng dưới mặt đất thì số thuế phải nộp được xác định như sau:

Sốthuế phải nộp = Số thuế phát sinh – Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Số thuế phát sinh

=

Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

x

Hệ số phân bổ

x

Giá của 1m² đất tương ứng

x

Thuế suất

Trường hợp chỉ cócông trình xây dựng dưới mặt đất:

Số thuế phát sinh

=

Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

x

Hệ số phân bổ

x

Giá của 1m² đất tương ứng

x

Thuế suất

2.3. Trường hợp đấtphi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này sử dụng vào mục đích kinhdoanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh thìsố thuế phát sinh được xác định như sau:

Số thuế phát sinh

=

Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh

(m²)

x

Giá của 1m² đất

(đồng)

x

Thuế suất

(%)

Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh

(m²)

=

Tổng diện tích đất sử dụng

x

Doanh thu hoạt động kinh doanh

Tổng doanh thu cả năm

2.4. Ví dụ về cáchxác định số thuế phải nộp trong một số trường hợp:

Ví dụ 4: Trường hợpngười nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, không có thửađất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất thì vượt hạn mức đất ởtại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Gia đình ông A có 3thửa đất ở đã có quyền sử dụng đất tại 3 quận, huyện khác nhau thuộc thành phốHà Nội, như sau:

Địa điểm

(quận, huyện)

Diện tích

(m²)

Hạn mức

(m²)

Giá 1m² đất tính thuế

(tr/m²)

Hoàn Kiếm

80

100

50

Ba Đình

100

110

40

Ba Vì

350

400

2

Tổng số

530

– Ông A phải tínhthuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế nhưsau:

+ Số thuế phải nộpcho thửa đất tại Hoàn kiếm: 80 x 50 tr x 0.03% = 1,2 tr đ.

+ Số thuế phải nộpđối với thửa đất tại Ba Đình: 100 x 40 tr x 0.03% = 1,2 tr đ.

+ Số thuế phải nộpđối với thửa đất tại Ba Vì: 350 x 2 tr x 0.03%= 0, 21 trđ. Tổng số thuế phảinộp là: 1,2 tr đ + 1,2 tr đ + 0, 21 tr đ = 2, 61 tr đ.

– Do ông A thuộc diệnphải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Ông phải thực hiệnnhư sau:

Theo quy định, Ông Acó quyền lựa chọn hạn mức đất ở tại bất cứ nơi nào làm căn cứ xác định diệntích đất vượt hạn mức. Tuy nhiên, do hạn mức đất tại Ba Vì là lớn nhất mà giáđất lại thấp nhất nên Ông A sẽ lựa chọn thửa đất ở tại Ba Vì là nơi để làm căncứ xác định diện tích đất vượt hạn mức.

Số thuế phải nộptrong trường hợp này được xác định như sau:

+ Do hạn mức tínhthuế là hạn mức đất tại Ba Vì là 400m², nên diện tích đất vượt hạn mức chịuthuế là: 530m²- 400m² = 130m² (diện tích này vượtkhông quá 3 lần hạn mức, phải chịu thuế theo thuế suất 0.07%).

+ Số thuế phải nộpđối với diện tích đất trong hạn mức: 400m², thuế suất 0.03%, bao gồm 350m² đất tại Ba Vì, 50m² đất tại Ba Đình hoặcHoàn Kiếm tùy Ông A lựa chọn, trường hợp Ông A lựa chọn Hoàn Kiếm thì số thuếphải nộp là:

{ 350m² (đất tại Ba vì) x 2trđ/m² + 50m² (đất tại Hoàn Kiếm) x50 trđ/m²} x 0.03% = 0,96 tr đ

+ Số thuế phải nộpđối với diện tích đất vượt hạn mức là 130m², thuế suất 0,07% bao gồm phần diệntích đất tại Ba Đình và Hoàn Kiếm còn lại:

{30m² (đất tại Hoàn Kiếm) x50 tr đ/m²+ 100m² (đất tại Ba Đình) x40 tr đ/m²} x 0.07% = 3,85 tr đ

Số thuế còn phải nộplà: 0,96 tr đ + 3,85 tr đ – 2,61 tr đ = 2,2 tr đ.

Ví dụ 5: Trường hợpngười nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, trong đó có01 thửa đất vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Ông B được cha mẹ đểlại cho 01 thửa đất ở tại quận Hoàn Kiếm với diện tích 150m² (hạn mức đất là 100m²)với giá đất là 50trđ/m². Ông B có 01 thửa đất ở Ba Vì có diện tích là 120m² (hạn mức đất là 400m²)với giá đất là 2trđ/m²thì ÔngB thực hiện như sau:

– Ông B phải tínhthuế cho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế nhưsau:

+ Tại Hoàn Kiếm: sốthuế đất phải nộp được xác định như sau: 100m² diện tích đất trong hạn mức ápdụng thuế suất 0,03%, 50m² diệntích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là: 100m² x 50tr/m² x 0,03% + 50m² x 50tr/m² x 0,07% = 3, 25trđ;

+ Tại Ba Vì: số thuếđất phải nộp là 120 x 2tr x 0,03% = 0,072trđ;

– Do ông B thuộc diệnphải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Ông phải thực hiệnnhư sau:

Ông B phải chọn hạnmức tại Hoàn Kiếm để làm căn cứ xác định diện tích đất vượt hạn mức của cácthửa đất. Theo đó, số thuế phải nộp được xác định như sau:

+ Diện tích đất vượthạn mức chịu thuế là: 150m² +120m² – 100m² = 170m²

+ Số thuế phải nộpđược xác định như sau: 100m² đất(tại Hoàn Kiếm) trong hạn mức, áp dụng thuế suất 0,03%, diện tích đất vượt hạnmức là 170m², bao gồm phần diện tích đất tại Ba Vì và Hoàn Kiếm còn lại, ápdụng thuế suất 0,07%, cụ thể:

100m² x 50 trđ/m² x 0,03% + {50m² x 50 trđ/m² + 120m² x 2trđ/m²} x 0,07% = 3,418trđ

Số thuế còn phải nộplà: 3, 418 tr – 3,25 tr – 0,072tr = 0.096 (trđ)

Ví dụ 6: Trường hợpngười nộp thuế có nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau, trong đó cóhơn 01 thửa đất vượt hạn mức đất ở tại nơi có quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Bà C có 3 thửa đất ởđã có quyền sử dụng đất tại 3 quận, huyện khác nhau thuộc thành phố Hà Nội, nhưsau:

Địa điểm

(quận, huyện)

Diện tích

(m²)

Hạn mức

(m²)

Giá 1m² đất tính thuế

(tr/m²)

Hoàn Kiếm

300

100

50tr/m²

Ba Đình

400

110

40tr/m²

Ba Vì

50

400

2tr/m²

Tổng số

750

– Bà C phải tính thuếcho từng thửa đất và nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế như sau:

+ Tại Hoàn Kiếm: sốthuế đất phải nộp được xác định như sau: 100m² diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất0,03%, 200m²diệntích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là:

100 x 50tr x 0.03% +200 x 50tr x 0.07% = 8,5 (tr đ)

+ Tại Ba Đình: sốthuế đất phải nộp được xác định như sau: 110m² diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất0,03%, 290m²diệntích đất ngoài hạn mức áp dụng thuế suất 0,07%, cụ thể là: 110 x 40tr x 0.03% +290 x 40 tr x 0.07% = 9,44 (trđ)

+ Tại Ba Vì: số thuếđất phải nộp được xác định như sau: 50m² diện tích đất trong hạn mức áp dụng thuế suất0,03%, cụ thể là: 50 x 2tr x 0.03% = 0,03 trđ.

Tổng số thuế phải nộplà: 17,97 trđ (= 9,44 + 8,5 + 0,03 )

– Do Bà C thuộc diệnphải khai tổng hợp đối với diện tích đất vượt hạn mức nên Bà phải thực hiện nhưsau:

* Nếu Bà C lựa chọnhạn mức tính thuế tại quận Hoàn Kiếm

+ Tổng diện tích đấtchịu thuế: 750m².

+ Diện tích đất tronghạn mức: 100m²đất tạiHoàn Kiếm (thuế suất 0.03%, giá đất tại Hoàn kiếm).

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 1 Trang 35, Giải Vở Bài Tập Toán 4 Bài 29: Phép Cộng

+ Diện tích đất vượthạn mức là:

o Diện tích vượtkhông quá 3 lần hạn mức là 300m² (thuế suất 0.07%), bao gồm: 200m² là phần diện tích cònlại của thửa đất tại Hoàn Kiếm và lấy thêm phần diện tích 100m² của thửa đất tại nơikhác, nhưng nếu lấy tại nơi nào thì phải lấy hết diện tích của thửa đất tại nơiđó (phần diện tích 100m²này cóthể được lấy của thửa đất ở Ba Đình hoặc Ba Vì do người nộp thuế lựa chọn. Tuynhiên, do giá đất tại Ba Đình cao hơn giá đất tại Ba Vì, nên người nộp thuế sẽlấy thêm phần diện tích của thửa đất tại Ba Đình)

o Diện tích vượt trên3 lần hạn mức là 350m²(thuếsuất 0.15%), bao gồm: 300m² làphần diện tích còn lại của thửa đất tại Ba Đình và 50m² là toàn bộ diện tíchcủa thửa đất tại Ba Vì.

Số thuế phải nộp sẽlà:

100 x 50tr x 0.03% +{200 x 50tr + 100 x 40tr } x 0.07% + {300 x 40tr + 50 x 2tr} x 0.15% = 29,45trđ.

Số thuế còn phải nộplà: 29, 45 – 17,97 = 11,48 trđ

* Nếu Bà C lựa chọnhạn mức tính thuế tại quận Ba Đình thì:

+ Tổng diện tích đấtchịu thuế: 750m².

+ Diện tích đất tronghạn mức là 110m²(thuếsuất 0.03%).

+ Diện tích đất vượthạn mức là:

o Diện tích vượtkhông quá 3 lần hạn mức: 330m² (thuếsuất 0.07%), bao gồm: 290m² làphần diện tích còn lại của thửa đất tại Ba Đình và lấy thêm phần diện tích 40m² của thửa đất tại HoànKiếm (phần diện tích 40m²này cóthể được lấy của thửa đất ở Hoàn Kiếm hoặc Ba Vì do người nộp thuế lựa chọn.Tuy nhiên, do giá đất tại Hoàn Kiếm cao hơn giá đất tại Ba Vì nên người nộpthuế sẽ lấy thêm phần diện tích của thửa đất tại Hoàn Kiếm).

o Diện tích vượt trên3 lần hạn mức: 310m²(thuếsuất 0.15%), bao gồm: 260m² làphần diện tích còn lại của thửa đất tại Hoàn Kiếm và 50m² là toàn bộ diện tíchcủa thửa đất tại Ba Vì.

Số thuế phải nộp sẽlà:

110 x 40tr x 0.03% +{290 x 40tr + 40 x 50trđ } x 0.07% +{260 x 50trđ + 50 x 2trđ} x 0.15% = 30,49trđ.

Số thuế còn phải nộplà: 30,49 trđ – 17,97 trđ = 12,52 trđ

Ví dụ 7: Trường hợpđất ở của hộ gia đình tại chung cư không có tầng hầm. Cụ thể:

Gia đình chị M là giađình công chức, sống tại Khu nhà C3 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội; Căn hộ códiện tích 50m². Khu nhà có 5 tầng, mỗi tầng 8 căn hộ, diện tích mỗi căn hộ nhưnhau. Theo hồ sơ thì diện tích đất xây dựng của khu nhà là 460 m². Giá đất doUBND TP Hà Nội quy định là 40 triệu đồng/m².

Số thuế SDĐPNN chị Mphải nộp được xác định như sau:

Số thuế phải nộp = 50 x

460

x 40trđ x 0,03% = 0, 138 (trđ)

50 x 8 x 5

Ví dụ 8: Trường hợpđất ở của hộ gia đình tại chung cư có tầng hầm

Anh H sống tại chungcư thuộc quận 3 TP Hồ Chí Minh; căn hộ có diện tích 100m². Diện tích đất xâydựng chung cư là 2.000m², trong đó tổng diện tích nhà/căn hộ là 1.400m²/tầng.Chung cư có 15 tầng trên mặt đất và 2 tầng ngầm để xe, trong đó phần diện tíchdưới mặt đất mà các hộ gia đình, cá nhân sống trong chung cư được sử dụng là1500m²/tầng. Giá đất do UBND TP Hồ Chí Minh quy định là 35 triệu đồng/m².

Số thuế SDĐPNN anh Hphải nộp được xác định như sau:

Số thuế phải nộp

=

100 x

2.000

x 35 trđ x 0.03%

1.400x 15 + 50% x 3.000

= 0,093 (tr đ)

ChươngIII

MIỄNTHUẾ, GIẢM THUẾ

Điều9. Nguyên tắc miễn, giảm thuế

1. Miễn thuế, giảmthuế chỉ áp dụng trực tiếp đối với người nộp thuế và chỉ tính trên số tiền thuếtheo quy định tại Luật Thuế SDĐPNN và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Việc miễn thuếhoặc giảm thuế đối với đất ở chỉ áp dụng đối với đất ở tại một nơi do người nộpthuế đứng tên và lựa chọn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 10 và khoản4 Điều 11 Thông tư này.

3. Trường hợp ngườinộp thuế được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thìđược miễn thuế; Trường hợp người nộp thuế thuộc diện được giảm thuế theo hai(2) điều kiện trở lên quy định tại Điều 11 của Thông tư này thì được miễn thuế.

Trường hợp người nộpthuế thuộc diện được giảm 50% thuế và trong hộ gia đình có thêm một (01) thànhviên trở lên thuộc diện được giảm 50% thuế thì hộ gia đình đó được miễn thuế.Các thành viên này phải có quan hệ gia đình với nhau là ông, bà, bố, mẹ, con,cháu và phải có tên trong hộ khẩu thường trú của gia đình.

4. Người nộp thuế cónhiều dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thì được miễn, giảm thuế theo từngdự án đầu tư.

Điều10. Miễn thuế

1. Đất của dự án đầutư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự ánđầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầutư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiệnkinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động làthương binh, bệnh binh.

Danh mục lĩnh vựckhuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặcbiệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn cóđiều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luậtvề đầu tư.

2. Đất của cơ sở thựchiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,văn hóa, thể thao, môi trường gồm:

2.1. Các cơ sở ngoàicông lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quannhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;

2.2. Các tổ chức, cánhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kếthoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điềukiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

2.3. Các cơ sở sựnghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quyđịnh của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạtđộng trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền;

2.4. Đối với các dựán đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyênngành có liên quan.

Các cơ sở thực hiệnxã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môitrường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ.

3. Đất xây dựng nhàtình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyếttật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.

4. Đất ở trong hạnmức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

6. Đất ở trong hạnmức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụngtại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địaphương ban hành để xác định hộ nghèo.

7. Hộ gia đình, cánhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối vớiđất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.

8. Đất có nhà vườnđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa.

9. Người nộp thuế gặpkhó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đấttrên 50% giá tính thuế.

Trường hợp này, ngườinộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.

10.3<3>Miễnthuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sửdụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn,giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và cácvăn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cánhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thìviệc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại điều này được tínhtrên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiềnthuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại điều này được thực hiện theohướng dẫn tại Thông tư số 153/2011/TT-BTC.

Đối với các hộ giađình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theohướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thựchiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướngdẫn.

Điều11. Giảm thuế

Giảm 50% số thuế phảinộp trong các trường hợp sau:

1. Đất của dự án đầutư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động làthương binh, bệnh binh.

Danh mục lĩnh vựckhuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặcbiệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn cóđiều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luậtvề đầu tư.

2. Đất ở trong hạnmức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

3. Đất ở trong hạnmức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấphàng tháng.

4. Người nộp thuế gặpkhó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đấttừ 20% đến 50% giá tính thuế.

Trường hợp này, ngườinộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.

Điều12. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế

1. Cơ quan thuế trựctiếp quản lý căn cứ vào hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này đểxác định số tiền thuế SDĐPNN được miễn, giảm và quyết định miễn, giảm thuếSDĐPNN cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế.

2. Một số trường hợpcụ thể thực hiện như sau:

a) Trường hợp miễn,giảm thuế SDĐPNN đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Khoản 4, Khoản5, Khoản 6 Điều 10 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Thông tư này thì Chi cục trưởngChi cục Thuế ban hành quyết định chung căn cứ danh sách đề nghị của UBND cấpxã.

Hàng năm, UBND cấp xãcó trách nhiệm rà soát và gửi danh sách các đối tượng được miễn giảm thuế theoquy định để cơ quan thuế thực hiện miễn, giảm thuế theo thẩm quyền.

b) Trường hợp miễn,giảm thuế theo quy định tại Khoản 9 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này thìThủ trưởng Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp ban hành quyết định căn cứ đơn đềnghị của người nộp thuế và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại;

c) Các trường hợpkhác, người nộp thuế phải gửi hồ sơ kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đốitượng miễn, giảm thuế SDĐPNN theo quy định hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cóđất chịu thuế tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết.

ChươngIV

ĐĂNGKÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ

Điều13. Cấp mã số thuế

1. Người nộp thuếđược cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy định tại Thông tư này để thực hiện kêkhai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

2. Trường hợp ngườinộp thuế đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy định tại Luật quản lýthuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mã số thuế đã cấp được tiếp tục sửdụng trong việc thực hiện kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vớingân sách nhà nước.

Điều14. Thủ tục cấp mã số thuế

1. Đối với tổ chức,hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, thủ tục đăng ký cấp mã số thuế thực hiệntheo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Đối với hộ giađình, cá nhân không kinh doanh:

2.1. Hồ sơ đăng kýcấp mã số thuế là hồ sơ khai thuế phải nộp của năm đầu tiên, bao gồm:

– Tờ khai thuế sửdụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 01/TK-SDDPNN ban hành kèm theo Thông tưnày.

– Bản chụp chứng minhthư nhân dân hoặc chứng minh thư quân đội hoặc hộ chiếu đối với người nướcngoài có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2. Trường hợp NNTchưa có mã số thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫnthi hành thì Chi cục Thuế căn cứ hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế thực hiện cấp mãsố thuế và thông báo mã số thuế cho NNT.

Mã số thuế cấp cho hộgia đình, cá nhân không kinh doanh được cơ quan thuế ghi trên Thông báo nộpthuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

2.3. Trường hợp NNTcó nhiều hơn một thửa đất thì NNT phải nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế tại mộttrong các Chi cục Thuế nơi có thửa đất chịu thuế. Trường hợp nơi đăng ký hộkhẩu trùng với nơi có thửa đất chịu thuế thì NNT phải thực hiện nộp hồ sơ đăngký cấp mã số thuế tại Chi cục Thuế nơi có hộ khẩu thường trú.

2.4. Trường hợp cónhiều người đứng tên đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận thì người đại diện theoủy quyền hợp pháp của những người đứng tên đồng sở hữu trên Giấy chứng nhậnđược cấp mã số thuế. Mã số thuế của người đại diện được sử dụng để khai, nộpthuế đối với tất cả các thửa đất thuộc diện chịu thuế trên cùng một tỉnh/thànhphố hoặc khai thuế, nộp thuế đối với tất cả các thửa đất thuộc diện chịu thuếtrên địa bàn tỉnh/thành phố khác cho bản thân người đại diện.

Điều15. Hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1. Đối với trường hợpkhai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của năm, hồ sơ gồm:

– Tờ khai thuế sửdụng đất phi nông nghiệp cho từng thửa đất chịu thuế theo mẫu số 01/TK-SDDPNNáp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc mẫu số 02/TK-SDDPNN áp dụng cho tổchức, ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản chụp các giấytờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phépchuyển mục đích sử dụng đất;

– Bản chụp các giấytờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có).

2. Đối với trường hợpkhai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hồ sơ gồm:

– Tờ khai tổng hợpthuế sử dụng đất phi nông nghiệp mẫu số 03/TKTH- SDDPNN ban hành kèm theo Thôngtư này.

Điều16. Khai thuế

1. Nguyên tắc khaithuế:

Đối với hồ sơ khaithuế đất ở của hộ gia đình, cá nhân, UBND cấp xã xác định các chỉ tiêu tại phầnxác định của cơ quan chức năng trên tờ khai và chuyển cho Chi cục Thuế để làmcăn cứ tính thuế.

Đối với hồ sơ khaithuế của tổ chức, trường hợp cần làm rõ một số chỉ tiêu liên quan làm căn cứtính thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường cótrách nhiệm xác nhận và gửi cơ quan Thuế.

1.2. Hàng năm, NNTkhông phải thực hiện khai lại nếu không có sự thay đổi về NNT và các yếu tố dẫnđến thay đổi số thuế phải nộp.

Trường hợp phát sinhcác sự việc dẫn đến sự thay đổi về NNT thì NNT mới phải kê khai và nộp hồ sơkhai thuế theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từngày phát sinh các sự việc trên; Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổisố thuế phải nộp (trừ trường hợp thay đổi giá 1m² đất tính thuế) thì NNT phải kê khai và nộp hồsơ khai thuế trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày phát sinh các yếu tốlàm thay đổi số thuế phải nộp.

1.3. Việc kê khaitổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ áp dụng đối với đất ở.

Người nộp thuế thuộcdiện phải kê khai tổng hợp theo quy định tại Thông tư này thì phải thực hiệnlập tờ khai tổng hợp và nộp tại Chi cục Thuế nơi NNT đã chọn và đăng ký.

2. Khai thuế đối vớimột số trường hợp cụ thể

2.1. Đối với tổ chức:

NNT thực hiện kê khaivà nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế.

2.2. Đối với hộ giađình, cá nhân:

a) Đối với đất ở.

a.1) Trường hợp NNTcó quyền sử dụng đối với một (01) thửa đất hoặc nhiều thửa đất tại cùng một quận,huyện nhưng tổng diện tích đất chịu thuế không vượt hạn mức đất ở tại nơi cóquyền sử dụng đất thì NNT thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tạiUBND cấp xã và không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.

Ví dụ 9: Ông NguyễnVăn A có 2 thửa đất ở tại quận Ba Đình thuộc thành phố Hà Nội, với diện tíchđất ở cụ thể như sau:

– Thửa đất thứ nhấtlà 50m² (hạn mức 200m²);

– Thửa đất thứ hai là50m² (hạn mức 100m²).

Trường hợp này, Ông Aphải lập 2 Tờ khai thuế và nộp cho UBND phường nơi có đất chịu thuế để kê khairiêng cho từng thửa đất; Ông A không phải lập tờ khai thuế tổng hợp.

a.2) Trường hợp NNTcó quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhaunhưng không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuếkhông vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì NNT phải thực hiệnlập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế vàkhông phải lập tờ khai tổng hợp thuế.

a.3) Trường hợp NNTcó quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và không cóthửa đất nào vượt hạn mức nhưng tổng diện tích các thửa đất chịu thuế vượt quáhạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất: NNT phải thực hiện lập tờ khai thuế chotừng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và lập tờ khai tổng hợpthuế nộp tại Chi cục Thuế nơi NNT chọn để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Ví dụ 10:

Ông Nguyễn Văn C có 2thửa đất ở tại quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội, cụ thể nhưsau:

– Thửa đất tại quậnHoàn Kiếm là 50m²(hạn mức80m²);

– Thửa đất tại huyệnBa Vì là 170m²(hạn mức200m²).

Xem thêm: Dự Đoán Tính Cách Nhóm Máu O Trong Tình Yêu, Hôn Nhân, Công Việc, Cuộc Sống

Ông Nguyễn Văn C thựchiện lập 2 tờ khai thuế để khai riêng cho từng thửa đất và nộp Tờ khai thuế choUBND phường nơi có đất chịu thuế thuộc quận Hoàn Kiếm (thửa 50m²) và UBND xãnơi có đất chịu thuế thuộc huyện Ba Vì (thửa 170m²); Đồng thời, Ông phải đăngký, chọn 1 cơ quan thuế (Chi cục Thuế) để làm thủ tục kê khai tổng hợp.

Nếu Ông C lựa chọnh??

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính