Cách Tính Thể Tích Khối Máu Tụ Ngoài Màng Cứng, Phẫu Thuật Lấy Máu Tụ Ngoài Màng Cứng

Máu tụ ngoài màng cứng có thể làm tăng áp lực sọ não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu của tình trạng này là phẫu thuật lấy máu tụ ngoài màng cứng.

Đang xem: Cách tính thể tích khối máu tụ ngoài màng cứng

Màng não là các lớp màng bao bọc xung quanh não trong hộp sọ. Có 3 lớp màng não, trong đó lớp ngoài cùng nằm sát xương sọ gọi là màng cứng, lớp trong cùng gần nhất với não được gọi là màng mềm, lớp giữa màng cứng và màng mềm gọi là màng nhện. Khoang ngoài màng cứng là khoang nằm giữa giữa hộp sọ và màng cứng. Vì màng cứng thường dính chắc vào mặt trong hộp sọ nên khoang ngoài màng cứng là một khoang ảo, chỉ xuất hiện khi có khối u hoặc sự tụ máu giữa hộp sọ và màng cứng.

Máu tụ ngoài màng cứng là hiện tượng có khối máu tụ trong khoang ngoài màng cứng. Máu tụ ngoài màng cứng thường xảy sau chấn thương sọ não, do xương sọ bị nứt làm rách màng cứng và tổn thương các mạch máu não. Các mạch máu này chảy máu và gây tụ máu trong khoang ngoài màng cứng. Do tổ chức não cùng với dịch não tủy, các mạch máu nằm trong hộp sọ, là một hộp kín với thể tích không thay đổi được. Sự hình thành và lớn dần của khối máu tụ ngoài màng cứng sẽ làm áp lực trong sọ tăng lên. Tăng áp lực nội sọ sẽ làm giảm áp lực tưới máu não, sau đó gây tình trạng thiếu oxy do giảm áp lực tưới máu não. Nếu không được can thiệp kịp thời, áp lực nội sọ tăng cao và kéo dài sẽ gây hiện tượng tụt, kẹt các thành phần trong hộp sọ qua các khe của tổ chức não đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Chấn thương sọ não

Khi bị máu tụ ngoài màng cứng, người bệnh có thể bị mất ý thức tại thời điểm xảy ra chấn thương. Tình huống kinh điển thường gặp là, người bệnh sẽ bị bất tỉnh tại thời điểm bị chấn thương, tiếp theo có một khoảng thời gian tỉnh táo khoảng vài giờ, sau đó thì triệu chứng bệnh xấu đi, người bệnh bị mất ý thức khi khối tụ máu được hình thành.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người bệnh không bị mất ý thức sau chấn thương ban đầu. Sau khi tỉnh lại, người bệnh có thể có các triệu chứng như buồn ngủ, nhức đầu dữ đội, khó chịu buồn nôn, bị liệt yếu một cánh tay, một bên chân, khó khăn khi nói hoặc đôi khi có thể xảy ra co giật.

Chấn thương đầu gây máu tụ ngoài màng cứng là một tình trạng rất nghiêm trọng, do đó, khi có chấn thương xảy ra, người bệnh cần được khẩn trương đưa đến bệnh viện để được cấp cứu, can thiệp kịp thời.

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị tụ máu ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra mức độ ý thức của bệnh nhân, kiểm tra mắt để tìm dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, tìm dấu hiệu yếu tay, yếu chân,… Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT scan đầu, chụp X-quang sẽ được thực hiện để phát hiện máu tụ ngoài màng cứng và phát hiện các chấn thương phối hợp nếu có.

Xem thêm: Phương Án Tổ Chức Thi Công Công Trình Điện, Phương Án Tổ Chức Thi Công Hạng Mục Điện

Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Nếu khối tụ máu còn nhỏ và không gây các triệu chứng, khối máu có thể sẽ tự tái hấp thu. Bệnh nhân không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi, chụp CT não thường xuyên để đảm bảo khối tụ máu không phát triển.

Nếu khối tụ máu lớn và không có các chống chỉ định, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lấy máu tụ ngoài màng cứng. Kỹ thuật phẫu thuật lấy máu tụ ngoài màng cứng bao gồm các bước:

Dựa vào hình ảnh khối máu tụ trên CT scan hoặc mạch não đồ, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện đường rạch da đầu, sau đó mở hoặc gặm sọ đến gần bờ máu tụ.Xác định mạch máu đang chảy để cầm máu sớm, dùng muỗng lấy từng phần máu tụ để giảm chèn ép. Sau khi lấy xong máu tụ ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ quan sát kỹ màu sắc của màng cứng. Nếu màng cứng có màu xanh hơi đậm, bệnh nhân có khả năng tụ máu dưới màng cứng. Bác sĩ sẽ mở màng cứng khoảng 1cm để kiểm tra, nếu có tụ máu sẽ tiến hành lấy máu dưới màng cứng. Sau đó, bác sĩ sẽ vá lại màng cứng để tránh sự thông thương của dịch não tủy từ khoang nhện ra ngoài màng cứng.Đặt ống dẫn lưu nằm ngoài màng cứng, đóng kín vết mổ.
Chụp CT mạch máu não

Biến chứng thường gặp trong lúc phẫu thuật lấy máu tụ ngoài màng cứng là giảm oxy não và hạ huyết áp. Đây là hai biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương tế bào não. Để phòng ngừa các tai biến này xảy ra, bác sĩ gây mê phải thiết lập đường thông khí an toàn, dịch truyền phải được tính toán để đưa vào cơ thể lượng chính xác, đảm bảo khối lượng tuần hoàn.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị tụt lưỡi, tăng tiết, các dịch tiết sẽ làm nút chặn làm tắc phế quản, có thể dẫn đến xẹp phổi do giảm thông khí. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tụ máu tái phát tại vùng mổ cũ, khối máu tụ bị bỏ sót khi mổ hoặc những thương tổn xuất hiện sau mổ. Phù não cũng có thể xuất hiện, đây là một biến chứng nặng, vô cùng nguy hiểm. Do đó, sau khi phẫu thuật để lấy máu tụ ngoài màng cứng thành công, cần phải tích cực hồi sức và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để can thiệp kịp thời khi người bệnh có chuyển biến xấu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế lingocard.vn với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Xem thêm: Diện Tích Chỏm Cầu Elip – Cách Tính Thể Tích Chỏm Cầu Và Ví Dụ Minh Họa

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế lingocard.vn, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế lingocard.vn trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính