cách tính nhu cầu năng lượng cho bản thân

1. Nguyên tắc điều trị:

Bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng, đáp ứng với mức độ hoạt động nhằm duy trì sức khỏe và dự trữ dinh dưỡng thích hợp.

Đang xem: Cách tính nhu cầu năng lượng cho bản thân

2. Nhu cầu dinh dưỡng

2.1 Năng lượng:

2.1.1 Năng lượng chuyển hóa cơ bản (NLCHCB): còn gọi là năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi.

Là năng lượng cần cho cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ở nhiệt độ phòng không đổi 200C và nhịn đói (không ăn ít nhất 12 giờ). Đó là năng lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thân nhiệt. Nhu cầu chuyển hóa cơ bản (CHCB) của các cơ quan: Não (25%), hệ tiêu hóa, gan, thận (35%), cơ (20%), tim (6%), phần còn lại (14%).

2.1.2 Cách tính năng lượng chuyển hóa cơ bản:

Có nhiều cách tính nhu cầu năng lượng cơ bản

– Theo Harris – Benedict:

Nam: NLCHCB = 66,5 + (13.75 x cân nặng (kg)) + (5 x chiều cao(cm)) – (6,78 x tuổi). Nữ: NLCHCB = 655,0 + (9.56 x cân nặng) + (1.85 x chiều cao) – (4,68 x tuổi).

– Công thức tính chuyển hóa cơ bản dựa theo cân nặng:

NHÓM TUỔI

CHUYỂN HÓA CƠ BẢN (Kcal/ngày)

NĂM

NAM

NỮ

0 – 3

60.9 x cân nặng (kg) – 54

61.0 x cân nặng (kg) – 51

3 – 10

22.7 x cân nặng (kg) + 495

22.5 x cân nặng (kg) + 499

10 – 18

17.5 x cân nặng (kg) + 651

12.2 x cân nặng (kg) + 746

18 – 30

15.3 x cân nặng (kg) + 679

14.7 x cân nặng (kg) + 496

30 – 60

11.6 x cân nặng (kg) + 879

8.7 x cân nặng (kg) + 829

> 60

13.5 x cân nặng (kg) + 487

10.5 x cân nặng (kg) + 596

2.1.3 Tổng nhu cầu năng lượng cần thiết = NLCHCB x hệ số hoạt động thể lực x (1 + hệ số nhiệt) + năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn

– Hoạt động thể lực: Năng lượng cho hoạt động thể lực là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động có ý thức của cơ thể. Hoạt động càng nặng thì mức tiêu hao năng lượng càng cao do tăng nhu cầu oxy cho cơ thể hoạt động, và tăng tải nhiệt cho cơ thể.

– Hệ số cho hoạt động thể lực:

BN nằm viện

1.1

BN nằm viện, vận động nhẹ

1.2

Bệnh nhân đi lại bình thường

1.3

Người bình thường:

Ngồi nhiều, ít vận động

1.4 – 1.5

(Nhân viên văn phòng, kỹ thuật viên xét nghiệm, luật sư, lái xe. . .)

Ngồi nhiều, vận động nhẹ

1.6 – 1.7

(Bác sĩ, giáo viên, nội trợ, . . .)

Vận động trung bình

1.8 – 1.9

(Công nhân công nghiệp nhẹ, công nhân xây dựMG, nông dân, ngư dân)

Vận động nặng

2 – 2.4

(Nông dân mùa thu hoạch, công nhân lâm nghiệp, nghề mỏ, vận viên thể thao)

– Hệ số nhiệt: sốt làm tăng mức năng lượng chuyển hóa cơ bản lên 13% với mỗi độ trên 38oC.

– Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn là năng lượng tiêu hao cho hoạt động tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa các chất dinh dưỡng bao gồm cả hoạt động tổng hợp và dự trữ chất đạm, chất béo, chất bột đường. Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn bằng 10% năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực.

Ví du: BN nam 50 tuổi, vận động nhẹ, không sốt, CN: 55kg, cao: 1.65

NLCHCB = 66.5 + 13.75 x 55 + 5.0 x 1.65 – 6.78 x 50 = 1309 Kcal

Năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực = 1309 x 1.2 (hệ số hoạt động thể lực) = 1570

Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn = 0.1 x 1570 = 157 kcal Tổng nhu cầu năng lượng cần thiết = 1570 + 157 = 1727 kcal

Sau một thời gian dài nhịn đói chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân sẽ giảm dần đến 30 % nếu không có tình trạng dị hóa kèm theo.

– Đối với những bệnh nhân béo phì (BMI > 30) nhu cầu năng lượng cần là 11 -14kcal/kg/ngày hoặc 22 – 25 kcal/kg (cân nặng lý tưởng)/ngày.

Cách tính cân nặng lý tưởng:

Cách 1: CNLT = Chiều cao X Chiều cao (m2) X 22 (BMI = 22)

Cách 2: CNLT = (Chiều cao (cm) – 100) * 0.9

Cách 3: Cân nặng ổn định của người đó

2.2 Chất đạm (protid)

2.2.1 Nhu cầu cơ bản:

– Từ 0.8g – 1g protein có giá trị sinh học cao/kg/ngày (tối thiểu 30-35% protein có nguồn gốc động vật), chiếm khoảng 12 – 15% năng lượng khẩu phần. Tỉ lệ protid động vật/tổng số: 30 – 50%

– Những bệnh nhân nặng có BMI > 30 thì nhu cầu protein cần > 2 g/kg (cân nặng lý tưởng)/ngày, và đối với những bệnh nhân nặng có BMI > 40 thì nhu cầu protein > 2.5 g/kg (cân nặng lý tưởng)/ngày

2.2.2 Nguồn cung cấp protein:

Protein động vật chứa hầu hết các acid amin thiết yếu: thịt, cá, trứng, sữa. Protein của sữa và trứng có giá trị sinh học cao nhất. Protein nguồn gốc thực vật như đậu chứa một số acid amin thiết yếu, trong đó protein từ đậu nành có giá trị sinh học tương đương thịt cá.

2.3 Chất béo (lipid): 1 gam lipid cung cấp 9 kcal

2.3.1 Nhu cầu:

Đối với người trưởng thành nhu cầu chất béo chiếm 18 – 25 % nhu cầu năng lượng cơ thể. Tỉ lệ lipid động vật /lipid thực vật không vượt quá 60%. Tỉ lệ các loại chất béo:

– Acid béo no chiếm 1/3

– Acid béo không no 1 nối đôi chiếm 1/3

– Acid béo không no nhiều nối đôi chiếm 1/3

– Acid béo dạng trans < 1%

– Cholesterol < 300MG ngày.

Xem thêm: Soạn Bài Chương Trình Địa Phương Lớp 6 Tập 2, Học Tốt Ngữ Văn

2.3.2 Nguồn cung cấp chất béo:

– Chất béo có nguồn gốc động vật: thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, phô mai, kem, lòng đỏ trứng.

– Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu thực vật, đậu phộng, mè, đậu nành, hạt điều, hạt dẻ, cùi dừa, dầu thực vật.

– Acid béo no: thịt, mỡ động vật, phô mai, bơ động vật, kem, dầu dừa, dầu cọ.

– Acid béo không no 1 nối đôi: dầu oliu, bơ, đậu phộng, hạnh nhân, dầu cọ, vừng.

– Acid béo không no nhiều nối đôi: ngũ cốc, đậu phộng, dầu hướng dương, dầu nành, vừng, các loại đậu, dầu cá.

2.4 Chất bột đường (glucid): 1 gam carbohydrate cung cấp 4 kcal.

2.4.1 Nhu cầu: Năng lượng từ chất bột đường chiếm 50% – 60% nhu cầu năng lượng, trong đó lượng đường đơn không quá 25% tổng năng lượng. Một số mô như tủy xương, hồng cầu, bạch cầu, tủy thận, mô mắt, thần kinh ngoại biên cần 40g glucose/ngày, não cần 120g glucose/ngày.

2.5 Chất khoáng: Là những nguyên tố không thay đổi cấu trúc qua quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa của cơ thể.

Có 2 loại chất khoáng:

– Chất khoáng đa lượng: là những chất nhu cầu cơ thể cần hằng ngày với số lượng nhiều tính từ Gam trở lên bao gồm: canxi, photpho, Kali, magne, Natri, sulfur.

– Chất khoáng vi lượng: nhu cầu hằng ngày thấp tính từ MG trở xuống, bao gồm sắt, kẽm, đồng, mangan, iot, selen ílor.

Xem thêm: Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 1 Trang 69, Bài 59 : Nhân Với Số Có Hai Chữ Số

Nhu cầu chất khoáng:

DƯỠNG CHẤT

Nam

Nữ

Sắt (MG)

18.3

39.2 Tiền mạn kinh: 15.1

Kẽm (MG)

4.9 – 7

4.9 – 7

Iốt (μg)

150

150

Đồng (μg)

900

900

Selen (μg)

55

55

Mangan (MG)

1.8 – 2.3

1.8 – 2.3

Flor (MG)

3 – 4

3 – 4

Na (MG)

<=2400MG

<=2400MG

K (MG)

4700

4700

Ca (MG)

1000 – 1300

1000 – 1300

MG (MG)

205

205

P (MG)

700

700

Cl (MG)

2000 – 2300

2000 – 2300

2.6 Vitamin: là những hợp chất có chứa nitơ trong thành phần hóa học. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng vitamin rất ít hằng ngày, nhưng đây là những chất tối quan trọng với sự sống, vì vitamin tham gia tất cả các quá trình chuyển hóa, cấu trúc cơ thể, thành phần các men, các nội tiết tố, các chất xúc tác phản ứng nội tế bào.

Vitamin được phân thành 2 loại dựa theo môi trường hòa tan:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính