Hướng Dẫn Cách Tính Nguyên Giá Hàng Nhập Khẩu ? Cách Hạch Toán Hàng Nhập Khẩu

Hướng dẫn cách tính giá vốn hàng nhập khẩu hay nói cách khác là trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu được áp dụng theo chuẩn mực kế toán 02 hàng tồn kho, nguyên giá của hàng nhập khẩu sẽ được tính theo nguyên tắc giá gốc.

Đang xem: Cách tính nguyên giá hàng nhập khẩu

*

Giá gốc hàng mua nhập khẩu là chi phí mua để có được hàng hóa ở địa điểm và trạng thái hiện tại.Chi phí mua của hàng nhập khẩu bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tổn kho. Các khoản chiết khâu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua

Hướng dẫn cách tính giá vốn hàng nhập khẩu như sau:

Trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu =Giá mua của hàng nhập khẩu + Các khoản thuế không được hoàn lại, không được khấu trừ + Chi phí trực tiếp phát sinh trong nhập khẩu – Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng nhập khẩu

Trong đó:

Giá mua của hàng nhập khẩu là giá ghi trên hóa đơn thương mại đã được quy đổi ra tiền VNĐ theo tỷ giá hôì đoái thực tế.

– Các khoản thuế không được hoàn lại, không được khấu trừ bao gồm:

1/ Thuế nhập khẩu

2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt

3/ Thuế bảo vệ môi trường

4/ Thuế GTGT hàng nhập khẩu (trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng nhập về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không chịu thuế)

Chi phí trực tiếp phát sinh nhập khẩu: Bao gồm lệ phí thanh toán, lệ phí chuyển ngân, lệ phí sửa đổi L/C, phí thuê kho bên bãi, lưu kho, chi phí vận chuyển, tiếp nhận, chi phí bảo hiểm (nếu có)…

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn 8 Tập 1 Bài Tôi Đi Học Sbt Ngữ Văn 8 Tập 1

Cách xác định các khoản thuế như sau

1/ Thuế nhập khẩu: Được thực hiện theo Luật Thuế nhập khẩu và có biểu thuế, thuế suất quy định cho từng mặt hàng hoặc cho từng ngành hàng. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù họp với cam kết quốc tế.

Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đôi, căn cứ tính thuế là: Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan. Mức tuyệt đối tính trên một đon vị hàng hóa.

Xem thêm: Liên Tục Khai Giảng Các Khóa Học Ccna Vnpro, Share Miễn Phí Khóa Học Ccna Của Vnpro

Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%), căn cứ tính thuế là: Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai Hải quan, giá tính thuế từng mặt hàng, thuế suất từng mặt hàng, tính như sau:

Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trên tờ khai hải quan x Giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu x Thuế suất

Trong đó giá tính thuế được xác định như sau:

+ Trường họp nếu giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác) thì Giá tính thuế là theo giá CIF

CIF là điều kiện giao hàng nhóm C trong incoterm với chữ viết tắt của Cost + Insurance + Freight tức là giá đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu

+ Trường họp nếu giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm) thì Giá tính thuế= Giá FOB + Chi phí vận tải + Chi phí bảo hiểm

FOB – Free On Board ( hoặc Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer). Giá FOB không bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hoá và các chi phí phát sinh khác trong quá trình chuyên chở

2/ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Đối với những mặt hàng nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, số thuếTTĐB phải nộp được tính như sau:

Thuế TTĐB của hàng nhập khẩu phải nộp = (Trị giá hàng hóa nhập khẩu theo giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x Thuế suất thuế TTĐB

3/ Thuế bảo vệ môi trường: Đối vói hàng hóa nhập khẩu thuộc đốii tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường. Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu. Đối với trường hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu chịu thuế bảo vệ môi trường tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế suất bảo vệ môi trường để tính thuế.

4/ Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp = {Trị giá hàng hóa nhập khẩu theo giá CIF + Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT(nếu có) } x Thuế suất thuế GTGT

Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách tính giá vốn hàng nhập khẩu một cách đầy đủ nhất

Nếu bạn vẫn chưa nắm chắc được quy trình làm kế toán xuất nhập khẩu mời tham khảo: Khóa học kế toán xuất nhập khẩu thực hành trên chứng từ thực tế

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính