Hướng Dẫn Cách Tính Lương Hưu Mới Nhất 2018 : Lao Động Nữ Bị Thiệt Thòi

Để giúp bạn đọc có những thông tin cụ thể hơn về cách tính lương hưu từ năm 2018 có những thay đổi như thế nào so với năm 2017. Hôm nay, lingocard.vn sẽ gửi đến bạn nội dung các quy định mới và cách tính chi tiết.

Đang xem: Cách tính lương hưu mới nhất 2018

Thêm vào đó, cách tính lương hưu giữa nam và nữ có sự khác biệt như sau.

Những quy định mới về luật BHXH năm 2018

Đối với lao động nữ

Cơ quan BHXH vẫn sẽ thực hiện luật bảo hiểm xã hội 2014, với lao động nữ nghỉ hưu năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau thời gian này, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được cộng thêm 2%, cho tới khi đạt đến mức tối đa là 75%.

Như vậy, khi thay đổi cách tính thì lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75%.

Đối với lao động nam

Lộ trình thay đổi số năm tối thiểu đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu 75% mức lương bình quân đóng BHXH hàng tháng đối với lao động nam:

Công thức tính lương hưu

Từ năm 2018, so với chế độ hưu trí Luật BHXH năm 2014, quy định về số năm tối thiểu đóng BHXH thì có những thay đổi nhưng công thức tính lương thì không đổi.

Công thức xác định số tiền lương hưu nhận được hàng tháng

Lương hưuhàng tháng = Tỷ lệ hưởnglương hưu x Mức bình quân tiềnlương tháng đóng BHX

Tính tỷ lệ hưởng lương hưu:

* Điều kiện hưởng lương hưu

Tỷ lệ hưởng lương hưu phụ thuộc các yếu tố: giới tính, tuổi, chức danh nghề hoặc công việc, nơi làm việc, thời gian đóng BHXH…

Tuổi quy định để hưởng lương như sau:

Theo điều luật 54 khoản 1 của luật BHXH thì tuổi quy định là 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

Về hưu trước tuổi (còn gọi là nghỉ hưu non)

Năm nghỉ hưởng lương hưu

NămTuổi đời đối với namTuổi đời đối với nữ
2018 Từ đủ 53 tuổi trở lên Từ đủ 48 tuổi trở lên
2019 Từ đủ 54 tuổi trở lên Từ đủ 49 tuổi trở lên
2020 Từ đủ 55 tuổi trở lên Từ đủ 50 tuổi trở lên

Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì tuổi quy định là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.

Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò thì tuổi quy định được hưởng lương hưu là đủ 50 tuổi cho cả nam và nữ.

Riêng trường hợp người lao động đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì không kể tuổi đời.

Kéo dài tuổi nghỉ hưu

Ngoài ra, theo quy định của chính phủ một số trường hợp được kéo dài tuổi nghỉ hưu không quá 05 năm tương ứng với độ tuổi 60 tuổi đối với nam, cao hơn 55 tuổi đối với nữ.

* Bảng tỷ lệ tính lương hưu qua các năm

Năm nghỉ hưu (đủ tuổi)Số năm đóng BHXH tương ứng để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45%Tỷ lệ tăng thêm cho mỗi năm đóng BHXH sau khi đạt 45%, mức tối đa 75%  Lao động nữLao động namLao động nữLao động nam
2016 15 năm 15 năm 3% 2%
2017 15 năm 15 năm 3% 2%
2018 15 năm 16 năm 2% 2%
2019 15 năm 17 năm 2% 2%
2020 15 năm 18 năm 2% 2%
2021 15 năm 19 năm 2% 2%
Từ 2022 trở đi 15 năm 20 năm 2% 2%

Dựa vào bảng trên, ta có thể xác định được tỷ lệ lương hưu như sau:

Giới tính Số năm tối thiểu đóng BHXH (45%) Tỷ lệ hưởng lương hưu Số năm đạt mức 75%
Nam 15 năm 45% + (Thời gian đóng BHXH – 15 năm) x 2% 30 năm
Nữ 15 năm 45% + (Thời gian đóng BHXH – 15 năm) x 3% 25 năm

Đối với lao động nữ

Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 15 năm) x 2%

Đối với lao động nam

Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu cho lao động nam đủ 60 tuổi
Năm Số năm tối thiểu (45%) Tỷ lệ lương hưu Số năm đạt 75%
2018 16 năm 45% + (số năm đóng BHXH – 16 năm) x 2% 31
2019 17 năm 45% + (số năm đóng BHXH – 17 năm) x 2% 32
2020 18 năm 45% + (số năm đóng BHXH – 18 năm) x 2% 33
2021 19 năm 45% + (số năm đóng BHXH – 19 năm) x 2% 34
2022 20 năm 45% + (số năm đóng BHXH – 20 năm) x 2% 35

 Lưu ý:

Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Người lao động khi nghỉ hưu trước tuổi chuẩn (còn gọi là nghỉ hưu non) sẽ bị trừ 2% mỗi năm.

Tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động theo các cách cụ thể như sau:

– Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH củaT năm cuối trước khi nghỉ việc

T x 12 tháng

T được xác định như bảng sau:

 Lưu ý: Số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH.

Xem thêm: Những Bài Văn Mẫu Lớp 5 Tả Cô Giáo Của Em Lớp 5, Tả Cô Giáo Của Em Lớp 5

– Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (các doanh nghiệp ngoài Nhà nước).

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH

Tổng số tháng đóng BHXH

– Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

Ví dụ 1: Năm 2018 ông Quân đến tuổi về hưu. Ông Quân đã đóng bảo hiểm 33 năm thì tỷ lệ lương hưu hằng tháng được tính như sau:

√ 16 năm đóng BHXH: 45%.

√ 17 năm đóng BHXH còn lại: 17 x 2% = 34%.

√ Tổng: 45% + 34% = 79%, nhưng mức tối đa là 75%.

→ Vậy tỷ lệ mức bình quân tiền lương hàng tháng ông Quân được hưởng là 75%.

Ví dụ 2: Năm 2018, bà Phượng 52 tuổi, bà về hưu do suy giảm khả năng lao động 65%. Bà Phượng đã đóng bảo hiểm được 30 năm.

“Căn cứ điểm a Khoản 1 điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì: Nữ đủ 48 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% – 80% vẫn được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.”

Vì vậy, trường hợp của bà Phượng vẫn được hưởng mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:

√ 15 năm đóng BHXH: 45%

√ 15 năm đóng BHXH còn lại: 17 x 2% = 34%

√ Tổng: 45% + 34% = 79% nhưng mức tối đa là 75%

√ Tuy nhiên, do bà nghỉ hưu trước tuổi chuẩn 3 năm (55 tuổi với nữ, 60 tuổi với nam), nên bà bị trừ mỗi năm 2%: (55 – 52) x 2% = 6%

→ Vậy tỷ lệ lương hưu bà được hưởng hàng tháng là: 75% – 6% = 69%

Trường hợp đã đến tuổi về hưu nhưng chưa đủ số năm đóng BHXH

Quy định điều 70 luật BHXH 2006 với người đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH:

Người lao động hưởng lương hưu bao gồm các điều kiện sau:

√ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi

√ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên

Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.

Do đó, nếu đã đóng BHXH được 15 năm thì người lao động có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện 5 năm nữa để đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định trên.Khi đủ thời gian đóng BHXH là 20 năm, sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại điều 71 Luật bảo hiểm xã hội 2006.

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là khoản trợ cấp trả cho thời gian đóng BHXH cao hơn số năm đóng để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu mức tối đa (75%).

*

Mức trợ cấp 1 lần được tính như sau: Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính bằng 0.5 mức bình quân tháng đóng BHXH.

Ví dụ: Năm 2018, ông Minh đến tuổi nghỉ hưu, ông có 35 năm đóng BHXH. Vì vậy mức trợ cấp 1 lần của ông được tính như sau:

(Thời gian tham gia BHXH – Thời gian đạt mức 75%) x 0,5

= (35 – 31) x 0,5 = 2 mức bình quân tháng đóng BHXH.

Xem thêm: Diện Tích Đất Trên Tờ Bản Đồ Khác Diện Tích Trên Gcn, Diện Tích Đất Trong Bìa Sai Khác So Với Trích Lục

Như vậy dựa trên những công thức tính lương hưu hàng tháng, những thông tin về những chế độ và quyền lợi mà chúng tôi đã liệt kê ra, hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ được sự thay đổi về cách tính lương hưu 2018.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính