4 Hình Thức Trả Lương Và Cách Tính Lương Cho Công Nhân Sản Xuất

Cách tính lương cho người lao động. Tiền lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Tiền lương trả cho người lao động lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu thì sẽ tạo cho người lao động cảm giác yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng. Vậy cách tính lương như thế nào? có các hình thức trả lương gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Đang xem: Cách tính lương cho công nhân sản xuất

*
*

Hình ảnh: Cách tính lương cho người lao động

1. Trả lương theo thời gian

Tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

“Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.”

Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ. Có 2 cách tính lương mà các doanh nghiệp thường áp dụng như sau:

Cách 1:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm việc thực tế

– Lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. – Nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền vào lương và ngược lại tháng nào làm đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương. – Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật

Cách 2:

Lương tháng = Lương + Phụ cấp (nếu có) / 26 x ngày công thực tế làm việc

– Lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 và cũng có tháng là 27 ngày.

– Khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ. (Con số 26 kia tưởng trừng như là cố định, nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động)

Ví dụ: Tháng 06/2016 có 31 ngày: 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, công ty trả lương cho nhân viên X là 5 Triệu đồng/ tháng, A đi làm đầy đủ (tức là 27 ngày)

– Theo cách 1: Lương tháng = 5.000.000/27 X 27 = 5.000.000

– Theo cách 2:

Lương của A: 5.000.000/26 X 27 = 5.192.308 (DN quy định ngày công chuẩn là: 26 ngày)

Vẫn là A, Nhưng trong tháng 2/2016, có 28 ngày, 4 ngày chủ nhật, 24 ngày đi làm, A đi làm đầy đủ.

Lương của A = 5.000.000/26 x 24 = 4.615.384

=> Vậy là trong tháng 2, A đi làm đâỳ đủ nhưng lương mức nhận được lại không đầy đủ.

Hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo cách nào doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của công ty.

Bạn đang xem: “Cách tính lương cho người lao động”

2. Trả lương theo sản phẩm

– Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm. – Công thức tính lương: Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm

3. Trả lương theo lương khoán

– Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao. – Công thức tính: Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

4. Lương/ thưởng theo doanh thu:

– Là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty. – Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng… Hưởng lương theo doanh thu – Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu:

Lương/thưởng doanh số cá nhânLương/thưởng doanh số nhómCác hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…

5. Kỳ hạn trả lương

– Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Xem thêm: Bài Tập Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Nguyên Lý Kế Toán, Bài Tập Định Khoản Kế Toán Doanh Thu

– Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

6. Nguyên tắc trả lương

– Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. – Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Bài viết: “Cách tính lương cho người lao động”

Có thể bạn quan tâm: “Lập hóa đơn sai thời điểm, người mua có được đưa chi phí hóa đơn vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?

– Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu chính của nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng nhà cung cấp không lập hóa đơn đúng thời điểm (giao hàng tháng trước, tháng sau mới xuất hóa đơn).

– Nếu hóa đơn đáp ứng điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí hợp lý.

Xem thêm: Sách Bài Tập Sức Bền Vật Liệu 2 Có Lời Giải, Bài Tập Sức Bền Vật Liệu 2 Có Lời Giải

– Nhà cung cấp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm.

(Theo khoản 2, Điều 36, Thông tư 39/2014/TT-BTC và Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính