Cách Tính Khung Trần Nổi – Cách Tính Vật Tư Trần Thạch Cao Khung Nổi

Trong số các loại vật liệu xây dựng đang được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay thì không thể không nói tới thạch cao, cụ thể là trần thạch cao, vách thạch cao… Trần thạch cao có 2 loại chính là trần thạch cao nổi (trần thả) và trần thạch cao chìm (trần phẳng, trần giật cấp…). Mỗi loại trần thạch cao sẽ có những cách tính khung xương riêng. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn tìm hiểu về cách tính khung xương trần thạch cao chi tiết nhất nhé!

Đang xem: Cách tính khung trần nổi

*

1. Muốn tính khung xương trần thạch cao cần tính toán vật tư thạch cao gì?

Một hệ trần thạch cao hoàn chỉnh không thể thiếu được sự có mặt của 2 thành phần chính cực kỳ quan trọng là khung xương trần thạch cao và tấm thạch cao. Khung xương trần thạch cao có nhiều loại và với mỗi loại lại có cách tính khác nhau. Trên thị trường hiện nay thì khung xương trần thạch cao có thể kể tới 2 loại chính là khung trần thạch cao nổi và khung trần thạch cao chìm. Muốn tính khung xương trần thạch cao chuẩn xác nhất cần phải tính toán các loại vật tư thạch cao đi kèm như thanh xương chính, thanh xương phụ, thanh viền tường, thanh ty dây và các phụ kiện khác như tac ke, kẹp bướm, khóa liên kết, đinh thép, pát 2 lỗ, vis đen, con tán, băng keo…

*

2. Cách tính mét vuông trần thạch cao

Tại hầu hết các công trình dù lớn hay nhỏ thì cách tính m2 trần thạch cao chuẩn nhất và phổ biến nhất vẫn là đo thực tế chỗ cần thi công (những chỗ có sự xuất hiện của khung xương và tấm thạch cao). Cụ thể hơn, nếu nhà bạn làm dạng trần thạch cao phẳng thì cách tính m2 khá đơn giản đó là tính theo diện tích sàn, còn với nhà thi công trần giật cấp thì cách tính m2 trần có phần phức tạp hơn, nghĩa là bạn cần phải đo tất cả những vị trí có mặt dựng, mặt hai lớp hoặc mặt ba lớp.

Xem thêm: Khóa Học Tạo Hình Bóng Bay, Dạy Làm Bong Bóng Nghệ Thuật

*

3. Định mức vật liệu thi công trần thạch cao

Đối với trần thạch cao khung nổi, định mức các vật liệu gồm có thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường, khóa liên kết và phụ kiện (tacke thép, tender, ty treo). Đối với trần thạch cao chìm, định mức vật liệu thi công gồm có thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường, khóa liên kết và phụ kiện (tacke thép, tender, ty treo, pát 2 lỗ, vis, băng keo lưới).

*

4. Cách bóc khối lượng trần thạch cao, tính khối lượng trần thạch cao

Đối với trần nổi thì cách tính khối lượng dựa vào khối lượng khung xương và các tấm thạch cao. Đối với trần thạch cao chìm có thể chia 2 loại chính là trần phẳng và trần giật cấp để tính. Cách tính khối lượng trần thạch cao nổi chuẩn nhất còn tùy thuộc vào kích thước khung xương thạch cao và các tấm thạch cao…, tuy nhiên thông thường trần thạch cao phẳng sẽ có khối lượng ít hơn 30% so với trần giật cấp bởi với trần giật cấp, các bạn sẽ phải tính cả khối lượng các mặt dựng, khe, phần gờ… Khối lượng trần giật cấp luôn luôn lớn hơn khối lượng mặt sàn.

Xem thêm: Tài Liệu Tiểu Luận Triết Học Cao Học Không Chuyên Triết), Tiểu Luận Triết Học Cao Học: Cách Để Viết Hay

*

5. Liên hệ đơn vị thiết kế, thi công trần, vách thạch cao chuyên nghiệp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính