cách tính hàm lượng k2o

TS. Trương Hồng

1. Quy đổi dạng phân nguyên chất sang thương phẩm và ngược lại

Bảng chuyển đổi từ phân nguyên chất sang phân thương phẩm và ngược lại đối với các    loại phân bón thông dụng

*

 Các ví dụ

(i) Chuyển 200 kg N, 70 kg P2O5  và 170 kg K2O  thành phân thương phẩm dạng đạm urê, lân nung chảy và kali clo rua (KCl). Cách tính tóan như sau:

–  Lượng phân urê = 200 x 100/46 = 435 kg (quy tròn)

– Lượng lân nung chảy = 70 x 100/15 = 467 kg (quy tròn)

– Lượng kali clo rua = 170 x 100/60 = 283 kg (quy tròn)

(ii) Chuyển  150 kg đạm SA, 500 kg lân supe và 130 kg kali sun phát thành các dạng nguyên chất N, P2O5 và K2O. Cách tính tóan như sau:

– Lượng đạm nguyên chất (N) = 150 x 21/100 = 31,5 kg

– Lượng lân nguyên chất( P2O5) = 500 x 16/100 = 80 kg

– Lượng kali nguyên chất (K2O) = 130 x 50/100 = 65,0 kg

2. Tính toán phân thương phẩm từ các khuyến cáo ở dạng nguyên chất

            Thông thường các khuyến cáo bón phân từ các quy trình, tài liệu khoa học đều ở dạng nguyên chất (N, P2O5, K2O…). Vì vậy khi bón cho cà phê cần phải tính toán ra phân thương phẩm.

(i) Phân thương phẩm là các loại phân đơn

Ví dụ minh họa

 Tài liệu đề nghị bón phân cho cà phê vối kinh doanh với lượng sau: N = 280, P2O5 = 80, K2O = 270, (kg/ha):, trong đó có 15% lượng đạm phải bón ở dạng SA để cung cấp lưu huỳnh cho cà phê và 5 kg Zn. Vậy cần phải mua bao nhiêu urê, SA, lân nung chảy,  kali clo rua và kẽm sun phát để bón cho cà phê?

            Cách thực hiện theo từng bước sau:

– Tính lượng đạm dùng ở dạng SA = (280 x 15%)  x 100/21= 200 kg

(đạm SA chứa 21 % N).

– Tính lượng đạm dùng ở dạng urê = (280 – 280 x 15%) x 100/46= 517 kg

(đạm urê chứa 46 % N).

– Tính lượng lân nung chảy = 80 x 100/15= 533 kg

(lân nung chảy chứa 15% P2O5).

– Tính lượng kaliclorua = 270 x 100/60 = 450 kg

(Kaliclorua chứa 60% K2O).

– Tính lượng kẽm sun phát cần mua: 5 x 100/23 = 22 kg

Vậy để bón theo tài liệu hướng dẫn ở trên ta cần phải dùng 517 kg urê, 200 kg phân SA, 533 kg lân nung chảy, 450 kg kali clorua và 22 kg kẽm sun phát.

(ii) Phân thương phẩm là các loại phân hỗn hợp

Tài liệu hướng dẫn phân bón cho cà phê kinh doanh với công thức như sau: 270 N -80 P2O5 – 250 K2O (kg/ha). Cần phải mua bao nhiêu phân bón nếu dùng phân hỗn hợp NPK:16-8-16,  hoặc phân hỗn hợp NPK: 15-5-15?

            Về nguyên tắc chung cần nhớ 3 bước:

*

Cách tính toán như sau:

* Trường hợp dùng phân NPK:16-8-16.

            – Lập tỷ số của từng loại phân bón: 270, 80, 250

                                                                  16    8    16

            Giá trị của các tỷ số trên là: 16,9; 10,0; 15,6. Giá trị nhỏ nhất trong trường hợp này là 10.

Đang xem: Cách tính hàm lượng k2o

Xem thêm: đề thi nghề tin học thpt excel

Xem thêm: Trọn Bộ Mẫu Cv Nhân Viên Văn Phòng Chọn Lọc, Mẫu Cv Xin Việc Nhân Viên Văn Phòng

Vậy dùng 10,0 để làm cơ sở tính toán tiếp theo.

            – Lấy 10,0 x 100  = 1.000 kg NPK:16-8-16. Đây là lượng phân hỗn hợp cần phải mua để bón.

– Tính toán tiếp để xác định cần phải mua thêm bao nhiêu đạm và kali để bón cho đủ theo tài liệu đã hướng dẫn.

            Trong 1.000 kg phân hỗn hợp 16-8-16 có:

            1.000 kg x 16 % = 160 kg N.

            1.000 kg x 8 % = 80 kg P2O5.

      và 1.000 kg x 16 % = 160 kg K2O.

            Đối với đạm thì còn thiếu cần phải mua thêm: 270 kg N – 160 kg N= 110 kg N.

            Lân vừa đủ

            Kali còn thiếu cần phải mua thêm: 250 kg K2O- 160 kg K2O = 90 kg K2O.

            Số phân trên chuyển sang phân đơn để bón nhằm đảm bảo đầy đủ lượng dinh dưỡng theo khuyến cáo.

            Đối với đạm:  Dùng urê thì cần: 110 x 100/46 = 239 kg.

            Đối với kali: + Nếu dùng kali clorua thì cần: 90 x 100/60 = 150 kg.

                                + Nếu dùng kali sun phát thì cần: 90 x 100/50 = 180 kg.

            * Trường hợp dùng phân 15-5-15

            – Lập tỷ số: 270, 80, 250 

                               15    5    15  

            Giá trị của các tỷ số là: 18; 16; 16,7

            Giá trị nhỏ nhất trong trường hợp này là 16

            – Vậy lượng phân NPK: 15-5-15 cần dùng là: 16 x 100 = 1.600 kg

            Trong 1.600 kg phân 15-5-15 có chứa:

           1.600 x 15 % =  240 kg N

            1.600 x 5% = 80 kg P2O5

         và 1.600 x 15 % =  240 kg K2O.

            Lượng lân vừa đủ, chỉ cần mua bổ sung thêm đạm, kali để bón:

          + Lượng đạm cần mua:   270 kg N – 240 kg N = 30 kg N

            Dùng đạm urê thì cần: 30 x 100/46 = 65 kg

            + Lượng kali cần mua: 250 kg K2O – 240 kg K2O = 10 kg K2O

                        (i) Nếu dùng kali clorua thì cần: 10 x 100/60 = 17 kg.

                        (ii) Nếu dùng kali sun phát thì cần: 10 x 100/50 = 20 kg.

 

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính