Công Thức Định Giá Sản Phẩm: 5 Cách Tính Giá Bán Buôn, Cách Tính Giá Bán Sỉ Hợp Lý

Nguồn Hàng SỉBán sỉQuản lýBán lẻQuản lýHướng dẫnQuảng cáoHỏi – ĐápCác câu hỏi thường gặp
Nguồn Hàng SỉBán sỉQuản lýBán lẻQuản lýHướng dẫnQuảng cáoHỏi – ĐápCác câu hỏi thường gặp

*

5 Bước đặt giá bán sỉ, bán lẻ sản phẩm theo lợi nhuận mong muốn

Tính giá bán sản phẩm như thế nào? Trong lĩnh vực kinh doanh, việc tính toán và định giá bán sản phẩm là một trong những kỹ thuật cực kỳ quan trọng. Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận bạn thu về cũng như mức độ thu hút khách hàng. Tuy nhiên, làm sao để đặt giá bán bán sản phẩm vừa đảm bảo sinh lãi, vừa không quá “chát” là việc không phải ai cũng biết, đặc biệt là những bạn mới tập tành kinh doanh. Do đó, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy tham khảo cách tính giá bán sản phẩm mà lingocard.vn đã tổng hợp sau đây nhé!

Bước 1: Tính giá vốn (hay còn gọi là giá gốc) của sản phẩm

Cốt lõi của quy tắc tính giá bán sản phẩm đó là dựa vào giá vốn. Dù bạn tính giá bán sỉ hay giá bán lẻ thì đều phải bắt đầu từ bước tính giá vốn của sản phẩm.

Đang xem: Cách tính giá bán buôn

Nhiều chủ kinh doanh thường nghĩ rằng, giá gốc chính là giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, để làm nên thành phẩm hoàn chỉnh, phải trải qua nhiều công đoạn, đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh thêm chi phí khác.

Cụ thể, công thức tính giá vốn của sản phẩm như sau:

Giá vốn (giá gốc) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/ nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)

Giá thành sản phẩm được tính từ chi phí cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chính yếu nhằm tạo ra 1 đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, để mang món hàng đến tay người tiêu dùng, chúng ta còn phải đầu tư cho nhiều hoạt động khác như trả lương nhân công, đóng gói, vận chuyển và thậm chí là marketing.

Các loại chi phí phát sinh của từng đơn vị sản xuất có sự khác biệt nhất định. Điều này phụ thuộc vào đặc thù mặt hàng cũng như tính chất đơn vị kinh doanh.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, quan sát đối thủ và xác định phân khúc khách hàng

Sau khi đã tính được giá gốc, bạn cần phải xác định phân khúc khách hàng mình hướng tới là ai. Từ đó, mới có thể áp dụng cách đặt giá sản phẩm phù hợp để người tiêu dùng sẵn sàng mua.

Có nhiều tiêu chí để xác định phân khúc khách hàng. Một trong số đó là dựa vào mức thu nhập hay còn gọi là khả năng tài chính. Sẽ có khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu ưa chuộng những món hàng đắt đỏ, trung lưu với thói quen chi tiêu cho hàng bình dân.

Như vậy, nếu như hướng tới khách hàng có thu nhập như thế nào, thì bạn cần phải định giá thấp hoặc cao tương ứng để kích cầu, thu về lợi nhuận như mong muốn.

Bên cạnh việc xác định khách hàng mục tiêu, bạn cũng cần nghe ngóng và quan sát xem trên thị trường nói chung và đối thủ cạnh tranh với bạn nói riêng đang bán sản phẩm với giá cả bao nhiêu để đưa ra quyết định hợp lý nhất nhé!

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận bạn mong muốn (khoảng 55 – 100%)

Nhiều chủ shop khá mơ hồ đối với mức lợi nhuận mong muốn. Thậm chí, không ít bạn định giá theo cảm tính thay vì đưa ra % phù hợp.

Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy vạch ra mức lợi nhuận kỳ vọng trong khoảng dao động từ 55% đến 100%. Mỗi người có kỳ vọng khác nhau, vì thế mà con số này không phải lúc nào cũng giống nhau.

Vậy con số kỳ vọng như thế nào là hợp lý? Để trả lời được câu hỏi này, hãy dựa vào tình hình thị trường, đối tượng khách hàng nhắm tới cũng như mặt hàng mà bạn kinh doanh. Chẳng hạn, nếu sản phẩm bạn cung cấp còn khan hiếm trên thị trường, ít cạnh tranh, trong khi đó lại đáp ứng nhu cầu của bộ phận đông đảo người tiêu dùng, thì sẽ có cơ sở để nâng cao lợi nhuận mong muốn.

Hãy luôn nhớ rằng, lợi nhuận mong muốn phải hợp lý, thực tế. Nếu không, sẽ dẫn tới tình trạng tính giá bán lẻ sản phẩm quá cao, ảnh hưởng tới hành vi chọn mua của khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần tính lợi nhuận trừ hao cho các đợt khuyến mãi, giảm giá hoặc xả hàng nữa nhé!

Bước 4: Tính giá bán lẻ sản phẩm

Tiếp theo là tính giá bán lẻ sản phẩm. Từ những kết quả thu được nói trên, bạn sẽ áp dụng công thức sau đây:

Giá bán lẻ =

Ví dụ: giá vốn sản phẩm là 50.000, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: <50.000 + (50.000 x 100%> = 100.000.

Xem thêm: Lục Giác: Diện Tích Lục Giác Không Đều, Lồi, Bất Kỳ, Cách Để Tính Diện Tích Đa Giác: 15 Bước (Kèm Ảnh)

Sau khi thu được giá bán lẻ, hãy xem xét và so sánh lại với mặt bằng chung của thị trường. Nếu như giá bán lẻ của bạn tính ra quá cao so với đối thủ cạnh tranh, thì có thể là nguồn hàng của bạn có giá gốc quá cao, hoặc phần trăm lợi nhuận đặt ra không hợp lý.

Cách giải quyết trong trường hợp này đó là điều chỉnh lợi nhuận mong muốn. Có thể kỳ lợi nhuận bạn đặt ra quá cao so với thực tế hoặc mặt hàng mang lại lợi nhuận thấp hơn như vậy. Ngoài ra, đừng quên xem lại các khoản chi phí tính giá vốn đã chính xác chưa. Nếu cắt giảm được bất cứ khoản nào mà không làm giảm chất lượng sản phẩm thì hãy thử nhé.

Ngược lại, giá lẻ của mặt hàng quá thấp lại dễ dẫn tới nguy cơ thua lỗ hoặc lợi nhuận không cao. Tuy nhiên, 1 số chủ kinh doanh cũng có thể tận dụng đặc điểm này để marketing kích cầu, đẩy mạnh doanh thu.

Bước 5: Tính giá bán sỉ sản phẩm

Đối với chủ kinh doanh sỉ, sẽ áp dụng công thức khác để tính giá bán sỉ sản phẩm. Nhìn chung, nếu như xác định giá bán lẻ là bao nhiêu, thì có thể suy ra được giá bán sỉ tương ứng.

Đặc thù của hình thức kinh doanh sỉ đó là chiết khấu cao khi nhập hàng số lượng lớn, tức số lượng sản phẩm bán sỉ càng nhiều thì giá sỉ càng thấp. Bạn có thể tham khảo các đơn vị đã giàu kinh nghiệm, uy tín, kinh doanh lâu năm nhằm đưa ra chính sách tốt nhất.

Gợi ý cho bạn là khi vừa bán lẻ và bán sỉ thì bạn có thể đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh gây ảnh hưởng xung đột về giá cho các khách sỉ của bạn khi lấy hàng về bán. Giả sử bạn muốn mức lợi nhuận thu về trên giá bán lẻ là 80%. Vậy bạn có thể chia ra các mức lợi nhuận còn lại cho giá sỉ dựa trên số lượng sản phẩm đặt mua như ví dụ sau:

Một sản phẩm của bạn có giá gốc là 50.000, lợi nhuận bạn mong muốn là 80%. Vậy giá bán lẻ là <50.000 + (50.000 x 80%)> = 90.000. Các mức giá bán sỉ theo số lượng sản phẩm mà đối tác đặt mua sẽ được tính như sau:

_ Mua từ 3 đến 10 cái: mức lợi nhuận mong muốn là 70%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: <50.000 + (50.000 x 70%)> = 85.000 /cái.

_ Mua từ 11 đến 30 cái: mức lợi nhuận mong muốn là 60%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: <50.000 + (50.000 x 60%)> = 80.000 /cái.

_ Mua từ 31 – 50 cái giá: mức lợi nhuận mong muốn là 50%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: <50.000 + (50.000 x 50%)> = 75.000 /cái.

_ Mua từ 100 cái trở lên: mức lợi nhuận mong muốn là 40%/sản phẩm => giá bán sỉ 1 cái là: <50.000 + (50.000 x 40%)> = 70.000 /cái.

Xem thêm: giải vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 tuần 28

Tuy lợi nhuận bán sỉ thu được trên 1 sản phẩm thấp hơn so với bán lẻ, nhưng vì số lượng sản phẩm trong mỗi đơn hàng rất nhiền nên doanh thu gom về sẽ lớn. Ngoài ra, những sản phẩm có giá càng rẻ thì bạn càng nên ràng buộc với chính sách nhập hàng sỉ số lượng lớn. Như vậy, sẽ nhanh chóng đẩy được hàng đi, hạn chế chi phí lưu kho hoặc ảnh hưởng tới chất lượng, tuổi thọ sản phẩm.

Quả thật định giá sản phẩm là cả một nghệ thuật mà bạn cần quan tâm và tối ưu theo từng biến động của thị trường. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ được cách tính giá bán sản phẩm phù hợp với mặt hàng lẫn mô hình kinh doanh của mình. Chúc bạn luôn kinh doanh thành công nhé!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính