Cách Tính Ebitda – Công Thức Tính Ebitda 2019

Là một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp lớn. Điều bạn phải quan tâm đầu tiên đó là các chỉ số tài chính, các số liệu quan trọng để đo lường hiệu suất của doanh nghiệp. EBITDA là một trong số những số liệu này. Vậy EBITDA là gì? Mời các bạn cùng tham khảo thông qua bài viết bên dưới đây nhé.

Đang xem: Cách tính ebitda

*

Ebitda là gì?

EBITDA là gì?

EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) là thu nhập của công ty trước lãi vay, thuế và khấu hao. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để phân tích tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó:

Depreciation: các khoản khấu hao của tài sản hữu hình (thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng, máy móc…)

EBITDA là thước đo hiệu quả tài chính của công ty. Được sử dụng thay thế cho thu nhập hoặc thu nhập ròng trong một số trường hợp.

EBITDA ban đầu được sử dụng mạnh mẽ vào những năm 80. Áp dụng trong các hoạt động sáp nhập, thôn tính. Chỉ số này chủ yếu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ của một công ty. Sau đó, EBITDA dần trở nên phổ biến hơn trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài.

Ngày nay, chỉ số này được sử dụng phổ biến trong rất nhiều công ty. Nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Công thức tính EBITDA

EBITDA về cơ bản là thu nhập ròng (hoặc thu nhập) với lãi suất, thuế, khấu hao. Do chỉ số EBITDA đã được loại bỏ các tác động của tài chính và chi tiêu vốn. Nên nó được áp dụng để phân tích và so sánh lợi nhuận giữa các công ty và ngành công nghiệp.

Ở dạng cơ bản nhất, chỉ số này được tính như sau:

EBITDA = doanh thu – các khoản chi phí ( trừ tiền lãi, thuế, khấu hao).

Công thức chính xác hơn cho EBITDA là:

EBITDA = Thu nhập ròng + lãi + thuế + khấu hao.

*

Công thức EBITDA

Ví dụ về chỉ số EBITDA

Một công ty bán lẻ tạo ra được doanh thu 100 triệu USD và phát sinh 40 triệu USD chi phí sản xuất và 20 triệu USD chi phí hoạt động. Chi phí khấu hao là 10 triệu USD, mang lại lợi nhuận hoạt động 30 triệu USD. Chi phí lãi vay là 5 triệu USD. Thì thu nhập trước thuế là 25 triệu USD. Thuế suất 20% thì thu nhập ròng là 20 triệu USD.

Khấu hao: 10.000.000Lãi vay: 5.000.000Thuế: 5.000.000

Vậy EBITDA = 20.000.000 + 10.000.00 + 5.000.000 + 5.000.000 = 40.000.000 USD.

Ý nghĩa của EBITDA trong phân tích

Nhiều nhà đầu tư ưa chuộng việc sử dụng EBITDA vì chỉ tiêu này phản ánh một cách rõ ràng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Bài Tập Gym Cho Nam Mới Tập Gym Chi Tiết Cho Nam Mới Tập, Hướng Dẫn Bài Tập Gym Chi Tiết Cho Nam Mới Tập

Tuy nhiên, EBITDA chỉ giúp loại bỏ đi các khoản chi phí làm lu mờ những tiến bộ thật sự trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các khoản chi phí đó là:

Lãi vay (Interest):Thuế (Tax)Khấu hao (Depreciation and Amortization)

Lầm tưởng do EBITDA mang lại

Tuy có lợi, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ về chỉ số này. Dẫn đến các sai lầm trong việc đầu tư.

EBITDA là đại diện cho dòng tiền

Các nhà đầu tư lầm tưởng EBITDA đại diện cho dòng tiền khi mà chỉ số này loại bỏ các chi phí quan trong trọng là khấu hao tài sản.

Là chỉ tiêu tốt để đánh giá khả năng sinh lời. Nhưng chắc chắn không phải là thước đo để đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp.

Tóm lại, EBITDA không thể thay thế được những chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

EBITDA đại diện cho hiệu quả hoạt động

EBITDA âm có thể là một cảnh báo mà nhà đầu tư phải quan tâm về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là EBITDA dương cho thấy một dấu hiệu tích cực và doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận.

Ngoài EBITDA, bạn phải phân tích kỹ thêm các chỉ số tài chính khác. Để chắc chắn các doanh nghiệp không che giấu điều mờ ám đằng sau chỉ số EBITDA.

Tóm lại, EBITDA không phải là chỉ số bạn có thể hoàn toàn yên tâm dựa vào trong thời buổi cạnh tranh hiện nay nếu muốn đầu tư vào một doanh nghiệp. Hãy tỉnh táo kết hợp thêm các chỉ số tài chính khác nếu thật sự muốn đầu tư nhé.

Bài viết trên đây đã mang đến thông tin cho bạn về chỉ số EBITDA là gì và các nhầm lẫn khi sử dụng loại chỉ số này. Hi vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để tránh nhầm lẫn về chỉ số EBITDA nhé.

Xem thêm: Chuyên Đề Bất Phương Trình Lớp 10 Nâng Cao Chương 4, Bài Tập Bất Phương Trình Nâng Cao Lớp 10

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính