Cho Em Hỏi Về Cách Tính Điểm Thi Lại Và Ở Lại Lớp (Đst), Cách Tính Điểm Trung Bình Môn Thcs, Thpt, Đại Học

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

Số: 193/QĐ/TH-DN

Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 1993

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 193/QĐ/TH-DN NGÀY 03THÁNG 2 NĂM 1993 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THI, KIỂM TRA, XÉT LÊN LỚP, XÉT TỐTNGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG, LỚP TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ (HỆ DÀI HẠN TẬPTRUNG)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 418-HĐBTngày 7 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Hội đồng Chính phủ) quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đang xem: Cách tính điểm thi lại

Căn cứ Nghị định số 196-HĐBT ngày 11 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng bộ trưởngquy định nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản qui chế thi,kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp trong các trường lớp trung học chuyênnghiệp và dạy nghề (hệ dài hạn tập trung).

Điều 2:Tất cả các văn bản cũ về thi kiểm tra, xét lên lớp, xét tốtnghiệp trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3:Các ông (bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Trung họcchuyên nghiệp và dạy nghề, Vụ trưởng các Vụ có liên quan, Thủ trưởng các cơquan quản lý các trường và Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp và Dạynghề chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Ông Vụ trưởng Vụ Trung họcchuyên nghiệp và Dạy nghề chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế kèm theoQuyết định này.

Trần Chí Đáo

(Đã ký)

QUY CHẾ

THI, KIỂM TRA XÉT LÊN LỚP, XÉT TỐT NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNGTRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ (HỆ DÀI HẠN TẬP TRUNG)(Ban hành theo Quyết định số 193/QĐ-TH-DN ngày 03 tháng 2 năm 1993 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1:Các môn học trong kế hoạch đào tạo được chia làm 2 loại:Các môn thi và các môn kiểm tra (các môn không thi) và phải được thông báo từ đầukhoá cho học sinh biết.

Nếu một môn học được phân bốtrong nhiều học kỳ thì mỗi phần của môn học đó theo từng học kỳ phải được xác địnhlà môn thi hay môn kiểm tra. Các đợt thực tập lao động sản xuất kết hợp vớingành nghề được tính như một môn thi hay môn kiểm tra là tuỳ thuộc nôị dung,tính chất của công việc và do Hiệu trưởng trường quyết định.

Điều 2:Trong mỗi học kỳ, các môn học đều phải có hệ số môn học(HSMH). Hệ số môn học được xác định như sau:

– Đối với các môn lý thuyết thìlấy số tiết học của môn đó trong học kỳ chia cho 15 tiết, quy tròn phần thậpphân để HSMH là số nguyên.

– Đối với các môn thực hành thìlấy số giờ thực hành của môn học đó trong học kỳ chia cho 48 giờ, quy tròn phầnthập phân để HSMH là số nguyên.

– Đối với môn học có cả lý thuyếtvà thực hành thì tính riêng từng phần theo quy định trên, rồi cộng lại và quytròn phần thập phân để HSMH là số nguyên.

Nếu môn thi có tầm quan trọng đặcbiệt đối với ngành, nghề đào tạo thì Hiệu trưởng xem xét lại HSMH của môn thiđó và quyết định điều chỉnh thêm một đơn vị.

Các hệ số môn học trong tất cảcác học kỳ phải được xác định khi xây dựng kế hoạch đào tạo và phải thông báo đểhọc sinh được biết.

Điều 3:Mọi hình thức kiểm tra, thi, tốt nghiệp đối với tất cảcác môn học đều dùng thang điểm 10 (không có phần thập phân) để đánh giá kết quả.Trong trường hợp môn học cần kiểm tra hoặc thi cả lý thuyết và thực hành, thìphải quy định điểm tối đa của từng phần sao cho tổng hai điểm tối đa là 10 (mười).Nếu mỗi phần đều dùng thang điểm 10 để đánh giá thì phải quy định hệ số điểmcho từng phần, lấy trung bình cộng các điểm theo hệ số, quy tròn phần thập phânđể điểm môn học là số nguyên.

Điều 4:Tất cả các môn học đều phải được kiểm tra thường xuyên vàkiểm tra định kỳ theo chương hoặc các phần chính của môn học. Môn học có từ 30tiết trở lên phải có ít nhất 03 điểm kiểm tra cho mỗi học sinh có.

Trong mỗi học kỳ, các môn kiểmtra phải được kiểm tra hết môn học (không bố trí riêng thời gian để nghỉ ôn tập);với các môn thi thì không phải kiểm tra hết môn học mà sẽ được bố trí thời gianôn tập và thi vào cuối học kỳ. Mỗi học sinh được quyền dự kiểm tra hết môn họchoặc thi môn học hai lần, nếu đủ các điều kiện theo quy định.

Điều 5:Hệ số các điểm kiểm tra được quy định như sau:

– Hệ số 1: Các điểm kiểm tra thườngxuyên như kiểm tra hỏi đáp trong giờ lên lớp, kiểm tra viết từ 30 phút trở xuống,kiểm tra thực hành từng phần môn học…

Xem thêm: Công Thức Tính Nhanh Thể Tích Tứ Diện Đều Cạnh A, Công Thức Tính Thể Tích Tứ Diện Đều Cạnh A

– Hệ số 2: Các điểm kiểm tra địnhkỳ (thời gian từ 45 phút đến 90 phút), kiểm tra thực tập môn học và các điểmbài tập thực hành của môn thực hành.

– Hệ số 3: Điểm kiểm tra hết mônhọc.

Điều 6:Điểm tổng kết môn học (ĐTKMH) trong một học kỳ được xác địnhnhư sau:

– Đối với môn kiểm tra, ĐTKMH làtrung bình cộng của tất cả các điểm kiểm tra theo hệ số của từng loại điểm.

– Đối với môn thi, ĐTKMH là trungbình cộng của điểm thi và điểm trung bình của các điểm kiểm tra (điểm trungbình các điểm kiểm tra tính theo hệ số của từng loại điểm).

ĐTKMH được quy tròn đến số thứnhất trong phần thập phân.

Điều 7:Điểm trung bình chung (ĐTBC) của các môn học trong mộtnăm học được tính theo công thức sau:

M N

2 S miai + S njbj

i=1

ĐTBC=

M N

2 S mi + S nj

i=1 j=1

Trong đó:

– M là số môn thi, N là số mônkiểm tra trong năm học

– mi, ai là hệ số và điểm TKMH củamôn thi thứ i.

– nj, bj là hệ số và ĐTKMH củamôn kiểm tra thứ j

ĐTBC được quy tròn đến số thứ nhấttrong phần thập phân

Điều 8:Đối với mỗi môn học, nếu học sinh nghỉ từ 1/4 số tiết trởlên, không có lý do chính đáng thì không được dự thi hoặc dự kiểm tra hết môn họcvà phải nhận điểm 0 làm điểm thi hoặc điểm kiểm tra hết môn học để tính ĐTKMH.Những học sinh đó xem như đã thi hoặc đã kiểm tra hết môn học lần thứ nhất. Trườnghợp học sinh nghỉ có lý do chính đáng, đồng thời được giáo viên môn học phù đạovà đề nghị cho thi hoặc cho kiểm tra thì Hiệu trưởng xem xét và quyết định.

Học sinh bỏ thi hoặc bỏ kiểm trahết môn học, không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm 0 làm điểm thi hoặcđiểm kiểm tra hết môn học để tính điểm ĐTKMH và chỉ còn được quyền thi hoặc kiểmtra hết môn học lần thứ 2.

Điều 9:Nội quy thi, kiểm tra do nhà trường quy định và phảiđược phổ biến trước kỳ thi, kiểm tra. Cán bộ, giáo viên coi thi, kiểm tra phảichấp hành đúng nội quy và có trách nhiệm hướng dẫn học sinh thực hiện nội quy đểviệc thi, kiểm tra được nghiêm túc và công bằng.

Học sinh vi phạm nội quy, tuỳtheo mức độ, sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:

a) Cảnh cáo và cho tiếp tục thihoặc kiểm tra, nhưng trừ đi từ 20% đến 50% kết quả thi hoặc kiểm tra và do cánbộ, giáo viên coi thi quyết định.

b) Đình chỉ thi hoặc kiểm tramôn học và cho điểm 0.

c) Đình chỉ toàn bộ kỳ thi. Cácmôn còn lại trong kỳ thi đều phải nhận điểm 0.

Các mức độ vi phạm tương ứng vớicác hình thức xử lý trên do nhà trường quy định trong bản nội quy. Các trường hợpvi phạm đều phải lập biên bản, trong đó có chữ ký của học sinh phạm quy và cánbộ, giáo viên coi thi, kiểm tra. Trường hợp học sinh phạm quy không ký thì cáccán bộ, giáo viên coi thi, kiểm tra đều phải ký và ghi rõ trong biên bản làkhách hàng phạm quy không ký. Các trường hợp đình chỉ phải được báo cáo kịp thờivới Hội đồng thi hoặc với hiệu trưởng để xem xét và quyết định.

Xem thêm: phương pháp ghi nhớ hành trình

Điều 10:Học sinh diện chính sách là những học sinh thuộc cácđối tượng được quy định trong các quy chế và Thông tư tuyển sinh của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo. Những học sinh đó được ưu tiên trong việc xét lên lớp và xét côngnhận tốt nghiệp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính