Cách Tính Điểm Học Phần Đại Học Thương Mại Cần Biết, Cách Tính Điểm Và Xếp Loại, Điểm

(Ban hành kèm theo Quyết định số 555 /QĐ-ĐHTM, ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại)
Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Mỗi ngành đào tạo có thể bao gồm một số chuyên ngành đào tạo được thiết kế bởi một chương trình đào tạo hoàn chỉnh. Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành, hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính – phụ, kiểu 2 văn bằng).

Đang xem: Cách tính điểm học phần đại học thương mại

Tín chỉ học tập (TC) là đơn vị qui chuẩn dùng để lượng hóa khối lượng kiến thức và khối lượng học tập, giảng dạy trong quá trình đào tạo. Tín chỉ học tập cũng là đơn vị để đo lường tiến độ và đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích lũy được.
Một tín chỉ được quy định tương đương 15 giờ học lý thuyết, kiểm tra, giao và hướng dẫn đề tài thảo luận trên lớp; hoặc tương đương 30 tiết thực hiện bài tập, thực hành. Để hoàn thành khối lượng của 1TC sinh viên cần thêm từ 15 đến 45 giờ chuẩn bị, tự học (ngoài giờ lên lớp).
Tín chỉ học phí (TCHP) là đơn vị dùng để lượng hóa chi phí của các hoạt động giảng dạy, học tập cho từng loại học phần mà sinh viên theo học phải đóng góp. Đơn giá học phí cho một TCHP do Hiệu trưởng quy định cho từng bậc học và từng hệ đào tạo theo từng năm học dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ học phí đối với sinh viên đại học chính quy.
Học phần là bộ phận kiến thức tương đối trọn vẹn về nội dung khoa học có khối lượng từ 2 đến 3 TC, được tổ chức giảng dạy và học tập trong cùng một học kỳ. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số và có cấu trúc gồm 2 nhóm số:
– Nhóm số thứ hai để chỉ số tiết thảo luận của các nhóm sinh viên ở trên lớp hoặc thực hành ở phòng thực hành chuyên dụng.
– Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung cốt lõi của ngành (chuyên ngành) đào tạo mà sinh viên bắt buộc phải học và thi đạt yêu cầu.
– Học phần tự chọn là các học phần nhằm phát triển kiến thức định hướng chuyên sâu cho một ngành đào tạo hoặc tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy số tín chỉ bổ sung cho một chuyên ngành hay ngành đào tạo khác.
– Học phần tiên quyết: Một học phần (học phần X) được gọi là học phần tiên quyết của một học phần khác (học phần Y), khi mà điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần đó (học phần Y) là sinh viên đã đăng ký học học phần tiên quyết (học phần X) ở một kỳ học trước và có điểm học phần tiên quyết đạt từ mức D trở lên.
– Học phần học trước: Một học phần (học phần X) được gọi là học phần học trước của một học phần khác (học phần Y), khi mà điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần đó (học phần Y) là sinh viên đã đăng ký học học phần học trước (học phần X) ở một kỳ học trước và được xác nhận là đã học xong học phần (có thể chưa đạt).
– Học phần song hành: Một học phần (học phần X) được gọi là học phần song hành của một học phần khác (học phần Y), khi mà điều kiện bắt buộc để đăng ký học học phần đó (học phần Y) là sinh viên đã đăng ký học học phần song hành (học phần X) ở một kỳ học trước hoặc trong cùng học kỳ.
– Học phần tương đương, học phần thay thế: Học phần tương đương là một học phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại Trường được phép tích lũy để thay cho một học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo. Học phần thay thế được sử dụng để thay thế cho một học phần có trong chương trình đào tạo nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa.
Các học phần tương đương hoặc thay thế do Hội đồng Khoa của khoa quản lý chuyên ngành đề xuất; Hiệu trưởng xem xét, quyết định và là các học phần bổ sung cho chương trình đào tạo trong quá trình thực hiện. Học phần tương đương hoặc thay thế có thể được áp dụng cho tất cả các khóa, các ngành hoặc chỉ được áp dụng hạn chế cho một hoặc một số khóa, ngành.
– Học phần lý thuyết và thực hành: Bao gồm các học phần trong cấu trúc TC của nó có đầy đủ 2 nhóm số, nghĩa là học phần có qui định số giờ giảng lý thuyết, giờ thực hành (kiểm tra, thực hành và thảo luận trên lớp).
– Học phần thực hành: Bao gồm các học phần có bản chất rèn luyện kỹ năng thực hành. Trong cấu trúc TC các học phần này có nhóm số thứ nhất bằng 0.
– Học phần đặc biệt: Bao gồm học phần giáo dục quốc phòng – an ninh, giáo dục thể chất, học phần tốt nghiệp, các chuyên đề thực tế và các học phần bổ sung hàng năm do Hiệu trưởng qui định.
Chương trình đào tạo trình độ đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi học phần và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác.
Các chương trình đào tạo của Trường tuân thủ qui định chung về ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và gồm 2 khối kiến thức: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Mỗi khối kiến thức bao gồm 2 nhóm học phần: bắt buộc và tự chọn.
Trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vị trí, tính chất của các học phần trong mối quan hệ với mục tiêu đào tạo, trường Đại học Thương mại quy định khung chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho các chương trình đào tạo đơn ngành trình độ đại học với khối lượng kiến thức 120 – 125 TC, trong đó các học phần bắt buộc chiếm 80 – 90% tổng số TC; các học phần tự chọn chiếm 10 -20% tổng số TC (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh).
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học và được duyệt vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).

Xem thêm: Tiểu Luận Văn Hóa Ẩm Thực Tây Bắc By Bach Trinh, Văn Hóa Ẩm Thực Tây Bắc Chọn Lọc

2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của điểm số quy đổi từ các điểm học phần bằng chữ A, B, C, D, F mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
3. Số tín chỉ tích luỹ (STCTL) là tổng số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đã đăng ký, được duyệt, đã học và có kết quả đánh giá theo thang điểm chữ đạt mức A,B,C,D (kể cả các học phần được bảo lưu, miễn học, miễn thi).
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình có trọng số của điểm quy đổi từ các điểm học phần bằng chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
Tuỳ theo số lượng sinh viên, số lớp học phần, lớp thảo luận cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của Trường, Trưởng phòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp.
a). Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Thời gian kế hoạch của một khóa đào tạo đại học chính qui đơn ngành là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể lựa chọn rút ngắn (học theo tiến độ nhanh) hoặc kéo dài (học theo tiến độ chậm) thời gian đào tạo theo qui định chung như sau:
– Thời gian đào tạo tối đa cho một khóa học đào tạo trình độ đại học chính quy là 7 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Sinh viên thuộc các đối tượng ưu tiên theo qui định của Qui chế tuyển sinh không bị giới hạn bởi thời gian đào tạo tối đa trên.
b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 14 – 17 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét: việc đăng ký giảng dạy của các bộ môn và giáo viên; nhu cầu đăng ký học của sinh viên; điều kiện cơ sở vật chất, quỹ thời gian cho phép để quyết định tổ chức thêm một học kỳ hè để sinh viên có các học phần không đạt, sinh viên có điểm học phần ở mức trung bình yếu có nhu cầu cải thiện điểm ở các học kỳ chính và sinh viên đủ điều kiện đăng ký học theo tiến độ nhanh hoặc học thêm các học phần ngoài CTĐT được đăng ký học. Mỗi học kỳ hè có 4 – 5 tuần thực học và 1 tuần thi. Kết quả học tập học kỳ hè được tính vào kết quả và xếp loại học tập học kỳ 2 của năm học đó.
c). Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức quy định cho các chương trình và kế hoạch đào tạo đã được thông qua, Hiệu trưởng phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.
1. Hàng năm Trường Đại học Thương mại tuyển sinh đại học chính quy qua kỳ thi tuyển sinh chung của quốc gia. Thí sinh trúng tuyển phải làm các thủ tục nhập học theo Qui chế tuyển sinh hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên không được phép thay đổi ngành học đã đăng ký và trúng tuyển, đồng thời phải tuân thủ các quy định áp dụng cho khóa – ngành đã nhập học.
2. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập học, thí sinh trúng tuyển sẽ trở thành sinh viên chính thức của Trường và được cấp Thẻ sinh viên.
Lớp hành chính là lớp sinh viên được tổ chức theo nguyên tắc quản lý toàn diện sinh viên gắn với tổ chức của khoa chuyên ngành.
Lớp học phần được tổ chức theo từng học phần dựa vào kết quả đăng ký học tập được duyệt của sinh viên và được phòng Đào tạo thành lập theo qui định chung theo từng học kỳ.
Là hình thức tổ chức lớp trên cơ sở lớp học phần để triển khai hoạt động thảo luận trên lớp. Tùy điều kiện phòng, lớp, giáo viên cụ thể phòng Đào tạo bố trí lớp thảo luận có quy mô phù hợp.
Trước mỗi học kỳ ít nhất 3 tuần, Trường thông báo thời gian đăng ký học tập, lịch trình học tập dự kiến cho từng khóa/chuyên ngành đào tạo trong học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến giảng dạy, điều kiện tiên quyết của từng học phần.
Học kỳ đầu của khóa học sinh viên tuân thủ theo kế hoạch của nhà trường; từ học kỳ thứ 2 trở đi sinh viên đăng ký học theo trình tự như sau:
a. Sinh viên truy cập vào trang Web của Trường (htpt://dangky.vcu.edu.vn) để xem xét kế hoạch giảng dạy dự kiến và đăng ký học theo mã số tài khoản tương ứng của mình.
Tất cả các thao tác trên đều được thực hiện trên máy vi tính có nối mạng LAN nếu ở trong phạm vi Trường hoặc Internet. Đăng ký được chấp nhận trong thời gian qui định có giá trị pháp lý và sinh viên phải thi hành.
Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn quy mô tối thiểu quy định/1lớp học phần thì lớp học phần sẽ không được tổ chức. Trong trường hợp này, đối với các học phần tự chọn, phòng Đào tạo sẽ chủ động chuyển sang các học phần khác có lớp học phần. Sinh viên nào không nhất trí với phương án chuyển đổi của phòng Đào tạo thì phải có đơn phản ánh gửi phòng Đào tạo để được chuyển sang học phần khác. Sinh viên nào không có ý kiến phản hồi coi như chấp nhận học phần được phòng Đào tạo chuyển.
Trước khi bắt đầu học kỳ 10 ngày, Trường thông báo thời khóa biểu tại các bảng thông báo của phòng Đào tạo, của các Khoa, trên trang web của Trường (http://dangky.vcu.edu.vn). Sinh viên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và phản ánh những sai lệch (nếu có) với phòng Đào tạo trước khi bắt đầu học kỳ 1 tuần (kể cả trường hợp trùng lịch học lớp học phần).
Trong 2 tuần đầu của mỗi học kỳ Trường thông báo lịch thi, hình thức thi của các học phần tại các bảng thông báo của phòng Đào tạo, và trên trang web của Trường (http://dangky.vcu.edu.vn).

Xem thêm: Luyện Tập Chương 1 Các Loại Hợp Chất Vô Cơ Bài Tập, Giải Bài 13 Hóa Học 9: Luyện Tập Chương 1

a. Tùy thuộc vào xếp hạng học lực, mỗi học kỳ chính sinh viên phải đăng ký khối lượng học tập từ 10TC đến 22 TC với qui định cụ thể như sau:
+ Sinh viên xếp hạng học lực bình thường được đăng ký tối thiểu 14 TC và tối đa 22 TC (trừ học kỳ làm tốt nghiệp).

*

*

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính