Bật Mí Cách Tính Chiều Cao Và Cân Nặng Chuẩn Theo Chiều Cao Dựa Trên Chỉ Số Bmi

Tìm hiểu ngay cách tính BMI chuẩn – chi tiết nhất qua bài viết sau đây nhé. Với chỉ số này, bạn sẽ nắm được rõ tình trạng của bản thân cũng như cân nặng lý tưởng và 1 sức khỏe ổn định. Bài viết chi tiết hôm nay chắc chắn sẽ mang đến những thông tin lý thú cho bạn.

Đang xem: Cách tính chiều cao và cân nặng

Một người được xem là có cân nặng chuẩn phải là người đạt được chỉ số BMI ở ngưỡng bình thường. Muốn có được chỉ số cân bằng đó, người ta cần tập luyện cũng như ăn uống có quy củ, lối sống lành mạnh,… Vậy chỉ số BMI là gì? Cùng xem qua bài viết sau để biết được cách tính BMI cùng những thông tin chi tiết về chỉ số BMI này nhé.

1. Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI (Body Mass Index) thường vẫn được gọi là chỉ số khối cơ thể hay tên gọi chỉ số thể trọng,… Đây là một công cụ vẫn rất thường được sử dụng cho chúng ta đo lượng mỡ bên trong cơ thể. Chúng sẽ sử dụng 2 chỉ số chính của cơ thể là chiều cao và cân nặng. Công thức tính chỉ số BMI cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tính theo công thức sau:

BMI = W/<(H)2>

Trong đó:

Đơn vị thường dùng để tính BMI là kg/m2.W là cân nặng (kg).H là chiều cao (m).

*

Chỉ số BMI là gì?

2. Phân loại theo BMI theo WHO

*

2.1. Phân loại cho người châu Âu

Theo Tổ chức WHO thì người lớn ở châu Âu có BMI ở trong phạm vi từ 18,50 – 25,00 thì được xem là người bình thường. Nếu dưới 18,5 sẽ bị cho là gầy, người từ 25 – 30,00 sẽ được cho là người béo và người có chỉ số trên 30 sẽ là béo phì.

Phân loại

BMI (kg/m2)

BMI nguyên tố

 

Từ

Đến

Từ

Đến

THIẾU CÂN

 

18,5

 

0,74

Thiếu cân rất nặng

 

15,0

 

0,60

Thiếu cân nặng

15,0

16,0

0,60

0,64

Thiếu cân

16,0

18,5

0,64

0,74

BÌNH THƯỜNG

18,5

25,0

0,74

1,00

THỪA CÂN

25,0

 

1,00

1,20

Tiền béo phì

25,0

30,0

1,00

1,20

BÉO PHÌ

30,0

 

1,20

 

Béo phì độ I

30,0

35,0

1,20

1,40

Béo phì độ II

35,0

40,0

1,40

1,60

Béo phì độ III

40,0

 

1,60

 

Bảng xếp hạng chỉ số BMI

Ví dụ: Một người châu Âu có chiều cao là 1m65, cân nặng 50kg, ta áp dụng cách tính BMI sẽ ra được chỉ số 18,4. So sánh với bảng chỉ số sẽ là người gầy, cần bổ sung thêm các dưỡng chất cũng như tập luyện thể thao để tăng thêm số cân.

2.2. Phân loại cho người Châu Á – Thái Bình Dương

So với châu Âu thì chỉ số đánh giá BMI cũng có sự khác biệt nhất định. WHO xét theo nhiều khía cạnh như tình trạng dinh dưỡng theo khối người khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như nhân chủng học,…

Phân loại

BMI (kg/m2)

THIẾU CÂN

BÌNH THƯỜNG

18,50 – 22,99

Thừa cân

23,00 – 24,99

BÉO PHÌ

≥ 25

Béo phì độ I

25,00 – 29,99

Béo phì độ II

30,00 – 39,99

Béo phì độ III

≥ 40

Bảng xếp hạng chỉ số BMI

Ví dụ: Một người châu Á có chiều cao là 1m60, cân nặng 55kg, ta áp dụng công thức sẽ ra được chỉ số 21,5. So sánh với bảng chỉ số thì đây là người thuộc tuýp bình thường, cần chăm chỉ tập luyện cũng như ăn uống hợp lý để cân nặng được duy trì ổn định.

2.3. Người lớn hơn 20 tuổi

2.3.1. Phân loại kiểu 1BMI BMI = 18,5 – 25: Là người bình thường.BMI = 25 – 30: Là người béo phì độ I.BMI = 30 – 40: Là người béo phì độ II.BMI > 40: Là người béo phì độ III.2.3.2. Phân loại kiểu 2

Đối với nam:

BMI 20 25 BMI > 30: Là người béo phì.

Đối với nữ:

BMI 18 23 BMI > 30: Là người béo phì.

Xem thêm: Tiểu Luận Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014

2.4. Trẻ em 2 – 20 tuổi

Không giống như chỉ số BMI của người lớn, trẻ em sẽ có sự thay đổi cân nặng cũng như chiều cao 1 cách nhanh chóng trong quá trình phát triển, tăng trưởng. Vì thế sẽ không so sánh theo bảng phân loại thông thường mà sẽ căn cứ vào việc so sánh tương đối đối với những bạn nhỏ cùng giới tính và lứa tuổi.

Cách tính bmi, tăng chiều cao bạn nên xem ngay

Sau khi ta đã vận dụng cách tính BMI để tính ra được chỉ số BMI của 1 nhóm trẻ em, các chỉ số đó sẽ được thể hiện dưới dạng % của biểu đồ tăng trưởng ở trẻ. Sau đó sẽ dựa vào biểu đồ này để so sánh chỉ số BMI của trẻ em của bạn và trẻ em khác. 

Tình trạng

Khoảng % của chỉ số BMI

Thiếu cân

Bình thường hoặc khỏe mạnh

Từ 5% đến 85%

Thừa cân (nguy cơ béo phì)

Từ 85% đến 95%

Béo phì

> 95%

Bảng đánh giá tình trạng của trẻ qua % BMI

Sơ đồ chỉ số BMI theo tỉ lệ %

*

3. Tại sao cần phải tính chỉ số BMI?

Tính chỉ số BMI chính là một phương pháp rất tốt để bạn đánh giá được tỉ lệ cơ thể, sự thừa cân và béo phì,…Cách tính BMI là xét chỉ số không gây tốn kém và lại dễ dàng thực hiện.Sự tương quan giữa chỉ số BMI với lượng mỡ của cơ thể là rất rõ ràng.Tương đối chính xác về tình trạng cơ thể.

*

Tại sao cần xác định chỉ số BMI?

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BMI của cơ thể

Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến cân nặng của bạn như:

4.1. Lượng calo dư thừa

Calo là năng lượng cần thiết để cơ thể có thể hoạt động được thông qua những hoạt động ngày hằng như ngủ, thở, đi lại, chạy, nhảy hay vận động mạnh,… Lượng calo sẽ được bạn thu nạp thông qua các loại thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày. Tuy nhiên, năng lượng nạp vào sẽ cần được vận động để đào thải đi, nếu chúng bị tích tụ lại thì sẽ gây ra tình trạng dư thừa. Phần calo dư thừa này sẽ được tích tụ thành dạng chất béo. Nếu bạn không phát hiện và đào thải kịp thời thì chúng sẽ làm cân nặng bạn tăng lên nhanh chóng, có thể dẫn đến béo phì.

Tuổi cao: Cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.

4.2. Yếu tố về gen

Con người chúng ta có rất nhiều yếu tố là do sự ảnh hưởng bởi gen di truyền. Nhiều người có cha mẹ hay ông bà từng mắc bệnh béo phì thì con cháu sau khi sinh ra đời có khả năng cao cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Cũng có nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng này. Ví dụ như nhóm máu hay thể trạng dễ dung hòa thức ăn, chất dinh dưỡng,…sẽ khiến cơ thể nhanh chóng hấp thụ lượng thức ăn vào cơ thể, chuyển hóa thành năng lượng dồi dào cùng chất béo. Và dĩ nhiên là sẽ rất dễ dàng tăng cân. Bạn nếu không chắc, có thể thông qua cách tính BMI để đo đạc.

4.3. Quá trình mang thai

Trong thai kỳ, các mẹ bầu đương nhiên sẽ tăng lên về số cân nặng do rất nhiều sự hình thành bên trong cơ thể. Thêm vào đó, họ cũng sẽ cần nạp thêm nhiều dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi được phát triển ổn định. Thông thường, các mẹ bầu sẽ tăng từ 10 đến 20 kg (tùy theo chế độ dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thụ của mỗi mẹ bầu). Sau khi sinh, các mẹ bầu sẽ có thể trở về số cân nặng trước khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu chịu khó tập luyện và ăn uống theo chế độ, họ sẽ lấy lại được vóc dáng mà mình mong muốn.

*

Mang thai

4.4. Tuổi tác

Theo nhiều khảo sát thì cân nặng của chúng ta cũng có thể được tăng lên hay hạ xuống theo tuổi tác. Lý giải cho điều này, chúng ta nên xét về 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Người lớn tuổi thì khả năng vận động sẽ kém dần đi do sự lão hóa của thời gian. Chính vì thế mà khả năng đào thải năng lượng của họ cũng bị giảm dần, lượng calo sẽ tích tụ lại và chuyển biến thành mỡ thừa gây tăng cân.Trường hợp 2: Người già đi thì khả năng hấp thụ các dưỡng chất bị hạn chế, theo đó dinh dưỡng sẽ không được nạp vào theo đúng lượng mà cơ thể cần nên khó có thể mà tăng cân được.

Xem thêm: Bài 4: Bất Phương Trình Bậc Nhất Một Ẩn Là Gì, Phương Trình Bậc Nhất Một Ẩn Là Gì

5. Chỉ số BMI tăng quá cao có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Với cách tính BMI trên thì chúng ta hoàn toàn dễ dàng nắm rõ được chỉ số BMI của bản thân là bao nhiêu. Từ đó sẽ xác định được bản thân thiếu cân hay thừa cân, thậm chí là béo phì. Người có chỉ số BMI quá cao có thể sẽ có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh như:

Cao huyết áp.Rối loạn lipid máu.Tiểu đường type 2.Bệnh mạch vành.Đột quỵ.Bệnh túi mật.Viêm xương khớp.Ngáy lúc ngủ.Các vấn đề hô hấp.Một số ung thư (đại tràng, vú, bệnh nội mạc tử cung,…)Bệnh về khớp.Vô sinh,…

*

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính