Cách Tính Cao Độ Máy Thủy Bình Và Tính Cao Độ Chi Tiết, Cách Đo Cao Độ Bằng Máy Thủy Bình (Chuẩn Nhất)

 

Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình chi tiết các bước. Cách tính cao độ máy thủy bình đơn giản, dễ hiểu nhất bất cứ ai cũng áp dụng được.

Đang xem: Cách tính cao độ máy thủy bình

Trước tiên chúng ta cần hiểu máy thủy bình là gì. Máy thủy bình đơn giản là loại máy đo đạc trắc địa cơ bản và nó được sử dụng để tính cao độ, đo khoảng cách (đo xa, gần) và nhiều ứng dụng khác trong đo đạc, và hầu như ở tất cả các công trình xây dựng lớn điều có sử dụng máy thủy bình.

Riêng về máy thủy bình thì là loại máy cơ bản nhất trong các loại máy đo đạc trắc địa cho nên hướng dẫn sử dụng máy thủy bình này cũng rất đơn giãn và dễ dàng. và chúng ta hãy tìm hiểu xem cách sử dụng máy thủy bình như thế nào nhé.

*

Hướng dẫn cách sử dụng máy thủy bình

Về cấu trúc của chiếc máy thủy bình thì chúng ta có 3 con ốc bên dưới chiếc máy thủy bình, trước khi lắp máy thủy chuẩn vào giá đỡ của nó, chúng ta phải điều chỉnh cho 3 cái ốc của máy đều nhau và chúng ta nên để nó ở mức trung bình thoi nhé các bạn.

Khi chúng ta sử dụng thì chúng ta lắp máy thủy chuẩn vào giá đỡ của nó, chúng ta nên để ba con ốc trùng với trục của 3 cái chân máy thủy chẩn, bằng cách này chúng ta sẽ cân bằng máy thủy chuẩn rất nhanh và chuẩn xác.

Để điều chỉnh sơ bộ bằng ba cái chân ở giá đỡ trước và cho máy đạt được độ cân bằng tương đối và sau đó hiệu chỉnh cân bằng của bọt thủy bằng 3 cái ốc ở máy thủy chuẩn,

Lưu ý: Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình: Lúc bọt nước chạy về bên nào thì chỉnh ốc bên đó thấp xuống và ba chân máy thủy chuẩn bạn hãy kéo dài bằng nhau, khoảng cách của ba chân là phải tương đối cân bằng nhau để máy ở độ cao thích hợp để tiện ngắm nhất, thoải mái nhất. bạn hãy chú ý là phải chắc chắn để khỏi lệch kết quả khi đo.

Cách cân máy thủy bình

*

Cách tổt nhất là lúc kéo chân máy ra, lấy giầy hoặc dép tổ ong đạp xuống đất bảo đảm sẽ êm hơn giúp máy cân bằng tốt hơn và chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, công việc không bị dán đoạn.

Trong trường hợp vùng địa hình đo không bằng phẳng thì chúng ta cần điều chỉnh bằng chân vì 3 ốc vi sai chỉ điều chỉnh được độ lệch không lớn.

Máy có 3 con ốc phía dưới (Ốc cân máy), trước khi lắp máy vào giá đỡ ( chân nhôm) bạn nên điều chỉnh cho 3 ốc này tương đối bằng nhau (tránh bị cong, gãy) và để ở mức trung bình để tăng giảm cho dễ.

– Lúc bắt máy vào giá đỡ bạn để 3 ốc cân máy trùng với trục của 3 cái chân máy (cân bằng máy sẽ nhanh hơn). – Điều chỉnh sơ bộ bằng 3 cái chân ở giá đỡ trước cho máy đạt được độ cân bằng tương đối.

* Chú ý:

– Kéo 3 chân ở giá đỡ cho bằng nhau, khoảng cách của chúng cũng phải tương đối bằng nhau.

– Để máy ở độ cao thích hợp để tiện ngắm nhất, thoải mái nhất (thường ngang tầm mắt của bạn khi đứng đo).

Xem thêm: Tiểu Luận Cgv – Những Con Số Biết Nói Về Cgv Tại Việt Nam

– Nhớ là phải chắc chắn để khỏi lệch kết quả. Tổt nhất là lúc kéo chân máy ra, lấy châm dậm xuống cho thật chắc.

Sau đó hiệu chỉnh cân bằng bọt thủy của máy bằng 3 ốc cân máy sao cho bọt thủy vào giữ vòng tròn.

* Trường hợp địa hình không bằng phẳng thì cần điều chỉnh bằng 3 chân ở giá đỡ vì 3 ốc cân máy chỉ điều chỉnh được độ lệch không lớn.

* Chú ý: Bọt nước nghiêng nghiêng về bên nào thì chỉnh ốc bên đó thấp xuống (tức là vặn vào theo chiều từ trái qua phải).

Để kiểm tra độ chính xác của bọt thủy trong sử dụng máy thủy bình: ta cân bằng máy bằng cách đưa bọt thủy vào giữa vòng tròn ở 1 hướng bất kỳ sau đó quay máy 1800 xem bọt thủy còn nằm giữa vòng tròn không nếu nằm giữa thì bọt thủy đã chuẩn còn bị lêch phải đi hiệu chỉnh lại hoặc những kỹ sư lâu năm có thể tự điều chỉnh được.

Cách tính cao độ đơn giãn của máy thủy bình

*

Bước 1: Chúng ta đặt máy thủy tại vị trí bất kỳ nhưng máy không nên thấp hơn mốc. Chú ý là: Mốc là một vị trí cố định xác định trước đó.

Bước 2: Cũng là bước quan trọng, là cách cân máy ( Chúng ta chỉnh sơ bộ bằng chân máy trước cho giọt nước vào trong mới vặn chặt lại để chỉnh 3 ốc trên máy, khi chỉnh nhớ vặn 2 ốc cùng ra hoặc cùng vào sau đó vẵn ốc còn lại).

Bước 3: Ngắm vào MIA đọc số trên Mia ( Mia là cái cây thước cứng có gi số đỏ trắng trên đó, có nhiều loại và nhiều hảng khác nhau, có loại Mia 5m và loại 4m là thường dùng).

Khi đọc thì nhớ vận chỉnh tiêu cự và kính ngắm cho nó rỏ mà đọc không có lại sai.Khi đọc thì nhìn thấy số trên MIA ghi tại đít chử E dứoi cùng thì ghi lại số liệu trong sổ là 0050 ( Tức 5cm), nếu đọc được số 11 và nằm tại vị trí đít chử E mầu đỏ thì vui lòng đọc là 1150 ( Tức 1m15cm), cứ 1 khấc nhỏ đen trắng hoặc đỏ trắng thì cộng thêm 1cm.

Bước 4: Nếu mốc họ cho là 0,0 ( Cái này nếu là làm nhà thì thường họ lấy cao độ là hoàn thiện nền nhà để quy ước, nếu là cầu, đường, cảng thì thường lấy theo tọa độ quốc gia nên bạn không cần phải thắc mắc số đó ở đâu ra).

Xem thêm: Văn Mẫu 12 Ôn Thi Tốt Nghiệp 2019, Thi Thpt Quốc Gia Môn Ngữ Văn Năm 2019

Bạn đọc MIA gi được 0050 (đít chử E đầu tiên) thì mốc này đang có cao độ là 0,05 ( Lấy 0,000+0050=0,050). Chú ý số bạn đọc có 4 số là 0050 tức bạn đang đọc theo hàng ngìn nhưng cao độ họ cho là m tức 0,0m.Bạn đọc mia là 1150 thì cao độ là 1,15m ( 0,000+1150=1150m).Nếu bạn đọc được mia lần đầu là 1150 thì cộng vào cao độ mốc chuẩn là 0,0 thì bây giờ cao độ máy sẽ là +1150 (1,15m) ( Bạn lưu lại số này).Các lần sau khi triển khai ra công trình tại các vị trí khác nếu đọc là 9 ( Tức cuối ô của số 9 sang vạch trắng của số 10) thì cao độ tại vị trí này tính như sau.CĐ này = CĐ máy – CĐ mia mới đọc = 1150-900=250 ( Vị trí này đang có cao độ là +25cm)Cứ bạn đọc sô MIA từ lần 2 này trở đi mà cao hơn số bạn cộng cao độ chuẩn lần đầu thì vị trí đó thấp hơn mốc, nếu bạn đọc MIA thấp hơn cố cộng mia chuẩn lần đầu thì nó cao hơn mốc. Cao hơn bao nhiêu thì bạn tự tính?

Khi các bạn đang sử dụng máy thủy bình mà muốn biết rõ hơn về cách sử dụng máy thủy bình và tính cao độ đơn giản thì hãy gọi ngay cho công ty chúng tôi để chúng tôi hướng dẫn các bạn tốt hơn và tránh được những sai xót khi sử dụng máy thủy bình hoặc sử dụng máy thủy chuẩn nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính