Cách Lập Ý Cho Bài Văn Nghị Luận Lớp 7, Lập Dàn Ý Cho Bài Văn Nghị Luận Lớp 7

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đề văn nghị luận

Trong nhà trường phổ thông, khi làm văn, chúng ta có thể gặp nhiều loại đề bài khác nhau. Loại đề bài nêu lên một vấn đề và đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó được gọi là đề văn nghị luận.

Đang xem: Cách lập ý cho bài văn nghị luận

2. Yêu cầu của viêc tìm hiểu đề văn nghị luận

Vấn đề nêu lên trong một đề văn nghị luận rất khác nhau. Có thể là ngợi ca, cũng có thể là phê phán hoặc khuyên can… Vì thế, để làm tốt bài văn nghị luận, cần phải tìm hiểu kĩ đề bài để chọn lựa một phương pháp làm bài thích hợp.

Khi tìm hiểu đề bài, cần phải xác định :

– Đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu chúng ta bàn bạc, nêu rõ ý kiến của riêng mình. Có thể coi đây là việc xác định nội dung viết.

– Rõ phạm vi của vấn đề cần bàn bạc rộng hẹp, nông sâu đến mức nào. Đây chính là việc xác định giới hạn của vấn đề nêu ra trong đề bài.

– Cụ thể tính chất của bài làm văn là giải thích, chứng minh hay bình luận. Đây là việc xác định cách thức trình bày bài viết.

3. Lập ý cho bài văn nghị luận

Lập ý cho bài văn là xác định những nội dung chính cho một bài viết. Bài văn nào cũng đòi hỏi phải có nội dung. Trong bài văn nghị luận, nội dung được tạo thành bởi :

Luận điểm : là những ý kiến mà người viết đưa ra để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề được bàn bạc, trao đổi.

Luận cứ: là những dẫn chứng, những con số, những sự kiện,… nhằm cụ thể hoá, làm sáng rõ cho luận điểm.

– Lập luận : là việc liên kết các luận điểm, luận cứ thành một chuỗi mạch lạc, liên tục nhằm thuyết phục người đọc tín vào ý kiến của người viết.

Bởi vậy, lập ý cho bài văn nghị luận là việc dựa vào đề bài để xác định các luận điểm, luận cứ và cách lập luận sao cho phù hợp với bài văn đó.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Tìm hiểu đề văn nghị luận

Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a) Tất cả 11 đề văn nêu trong phần I.1. của SGK đều có thể xem là đầu đề (hoặc đề bài) của một văn bản (một bài viết), sở dĩ như vậy là vì tất cả các đầu đề đó đều nêu lên một vấn đề để người viết (hoặc người nói) bàn bạc.

b) Căn cứ để nhận ra các đề đó là đề văn nghị luận là :

– Có nêu vấn đề để trao đổi, bàn bạc.

– Người viết phải có ý kiến riêng, phải có chủ kiến của mình đối với vấn đề được nêu ra đó.

c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa đối với việc làm văn :

– Biết bàn bạc đúng vấn đề được nêu ra trong đề bài.

– Phải có phương pháp làm bài phù hợp để người đọc tín vào những ý kiến mà mình trình bày trong bài viết hoặc bài nói.

• Tìm hiểu đề văn nghị luận

a) Đề bài : Chớ nên tự phụ.

Đề bài nêu vấn đề : không nên tự phụ, không nên vỗ ngực đánh giá cao bản thân mình.

Đối tượng và phạm vi nghị luận : bàn về việc không nên tự phụ, không nên tự cao tự đại trong cuộc sống.

Khuynh hướng tư tưởng của đề bài : khuyên can, nhắc nhở mọi người không nên tự phụ.

Đề bài này đòi hỏi người viết phải có thái độ : phê phán tư tưởng tự phụ và khuyên nhủ mọi người cần phải biết khiêm tốn học hỏi mới có thể tiến bộ được.

b) Từ việc tìm hiểu đề trên, ta thấy, trước một đề văn, muốn làm tốt cần phải :

– Xác định đúng vấn đề và phạm vi của vấn đề mà đề bài yêu cầu chúng ta bàn bạc và bày tỏ ý kiến của mình.

– Xác định đúng tính chất của đề bài : ngợi ca, phê phán hay khuyên nhủ để có thể lựa chọn được cách viết thích hợp.

2. Lập ý cho bài văn nghị luận

Đề bài : Chớ nên tự phụ.

Xem thêm: Khóa Học Guitar Cơ Bản : Bài Học Cho Người Mới Bắt Đầu ( Phần 1 )

a) Xác lập luận điểm :

Chớ nên tự phụ là một ý kiến hoàn toàn đúng, vì tự phụ là một thói xấu của con người, ai cũng cần tránh.

Bên cạnh luận điểm chính này, ta có thể nêu lên một số luận điểm phụ :

– Tự phụ làm cho con người trở nên kiêu ngạo.

– Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác.

– Tự phụ không giúp cho con người tiến bộ.

b) Tìm luận cứ:

Tự phụ là một thói xấu bởi lẽ :

– Tự đánh giá quá cao về bản thân mình và đánh giá quá thấp những người khác.

– Khiến mọi người xa lánh, không muốn gần gũi, gắn bó.

– Vì thế không hợp sức được với người khác trong công việc.

Sau khi nêu những luận cứ này, các em có thể dẫn những dẫn chứng trong học tập, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để minh hoạ.

c) Xây dựng lập luận :

Để bày tỏ việc tán thành ý kiến nêu trong đề bài Chớ nên tự phụ, có thể lập luận theo trật tự sau :

– Em hiểu thế nào là tự phụ ?

– Những biểu hiện cụ thể của tự phụ.

– Tác hại của thói tự phụ.

– Liên hệ với đời sống.

– Khẳng định : tự phụ là thói xấu, cần phải tránh.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Tììm hiểu đề và lập ý cho đề bài : Sách là người bạn.lớn của con người.

a) Mở bài :

Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu. Cơm ăn, nước uống giúp ta lớn lên về thể chất thì sách vở nuôi dưỡng ta, giúp ta lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn.

b) Thân bài :

– Sách giúp ta hiểu biết và khám phá :

+ Sự bí ẩn của thế giới tự nhiên.

+ Sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn con người.

– Sách giúp ta tích luỹ :

+ Kinh nghiệm sống.

+ Kinh nghiệm đối nhân xử thế.

– Sách giúp ta vượt qua :

+ Thời gian để hiểu về quá khứ, biết đến hiện tại và dự đoán được tương lai.

+ Không gian đến với tất cả những mảnh đất khác nhau trên thế giới.

– Sách như người bạn đem lại cho ta :

+ Niềm vui của sự hiểu biết và khám phá.

+ Chia sẻ nỗi buồn bằng những lời thủ thỉ, tâm sự.

Xem thêm: Lí Luận Văn Học Về Tác Phẩm Văn Học, Những Câu Lí Luận Văn Học Dùng Làm Văn

c) Kết bài:

Sách không thể thiếu trong suốt cả cuộc đời, sách đem đến cho ta niềm vui, sách thủ thỉ tâm tình với ta lúc giận hờn, buồn tủi, vì thế sách là một người bạn lớn của con người.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn