Hướng Dẫn Cách Ghi Tài Liệu Tham Khảo Trong Tiểu Luận, Hướng Dẫn Cách Ghi Tài Liệu Tham Khảo Đúng Cách

Tài liệu tham khảo và trích dẫn là hai phần mà gần như bài luận nào cũng cần đến để bài viết sát với thực tế. Trong giới hạn bài viết này sẽ giúp bạn biết cách trích dẫn tài liệu tham khảo. Xem ngay nhé!

+ Quy định về bố cục nội dung của luận văn

+ Cung cấp tài liệu nghiên cứu – Bạn cần gì chúng tôi đều có

*

Cách trình bày tài liệu tham khảo

1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối Báo cáo, sau phần kết luận và được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).

Đang xem: Cách ghi tài liệu tham khảo trong tiểu luận

Tài liệu tham khảo sắp xếp thứ tự ABC lần lượt theo họ tên tác giả, tên bài viết và theo thông lệ của từng nước:

Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ.Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v…

Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

*

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn

– Cách trích dẫn đối với tài liệu tham khảo là sách

Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản

Ví dụ: Phạm Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Quản lý dự án, NXB Bách khoa, Hà Nội

– Đối với tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc Kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước

Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số ISSN của tạp chí

(hoặc số ISBN của Kỷ yếu hội thảo), số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí, chỉ số doi (nếu có)

Ví dụ: Tran Thi Bich Ngoc; Barysheva, Galina A.: and Shpekht, Lyubov S. (2016). “The Care

of Elderly People in Vietnam”, European Proceedings of Social and Behavioural Sciences,

ISSN: 2357-1330, 7, 485-501

– Đối với tài liệu tham khảo là bài báo, tài liệu trên trang thông tin điện tử:

Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, , ngày tháng năm truy cập.

2. Quy định cách trình bày tài liệu tham khảo đặc biệt:

*

Ví dụ về cách trích dẫn trang tài liệu tham khảo:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

Cục quản lý cạnh tranh (2011), Báo cáo hoạt động thường niên Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội. Phạm Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Quản lý dự án, NXB Bách khoa, Hà Nội. Nguyễn Danh Nguyên, Phạm Thị Thanh Hồng (2016). “Mô hình sản xuất hiệu suất cao: Đặc điểm và vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 75, 73-79, ISSN: 1859-039X.

Tiếng Anh

Xem video về cách trích dẫn tài liệu tham khảo trên word:

3. Cách trình bày trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận

Trích dẫn tài liệu tham khảo thể hiện độ chuyên sâu và tính nghiêm túc trong nghiên cứu. Do vậy trích dẫn tài liệu tham khảo phải được trình bày đúng quy chuẩn. Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài (text) và danh mục tài liệu tham khảo (reference list).

*

Phương pháp trích dẫn tài liệu theo cách Harvard

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối luận văn, mỗi trích dẫn trong luận văn phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo.

Mọi ý kiến, đánh giá, kết luận mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…) thì phải chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu.

Khi cần trích dẫn 1 đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể dùng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái và lề phải lùi vào thêm 2cm. Khi đó mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

Xem thêm: Thiết Kế Shop Quần Áo Trẻ Em Diện Tích Nhỏ, Thiết Kế Shop Thời Trang Trẻ Em

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết tránh làm nặng nề phần tham khảo trích dẫn. Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của Báo cáo.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài viết cần thể hiện rõ các thông tin sau:

Tên tác giả/tổ chứcNăm xuất bản tài liệu

Cách trình bày trích dẫn trong bài viết:

– Tên tác giả và năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn.

Ví dụ: Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi tiêu dùng sản phẩm X (Nguyễn

Văn A, 2009).

– Tên tác giả là thành phần của câu, năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn.

Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009) cho rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi

tiêu dùng sản phẩm X.

Xem thêm: đề cương luận văn thạc sĩ vật lý

– Trường hợp bài viết trích dẫn nguyên văn một đoạn nội dung của tài liệu tham khảo thì có thể đưa số trang tài liệu trích dẫn vào trong ngoặc đơn.

Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009, tr.19) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành

vi tiêu dùng sản phẩm X”.

Tham khảo cách trình bày tài liệu tham khảo và cách trích dẫn tài liệu tham khảo để bài bài của bạn khoa học, dễ hiểu hơn nhé!

Các tìm kiếm liên quan:

cách trích dẫn tài liệu tham khảo, trích dẫn tài liệu tham khảo, cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn, phần mềm trích dẫn tài liệu tham khảo, trích dẫn tài liệu tham khảo theo apa, cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo kiểu harvard, cach trich dan tai lieu tham khao, cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn apa, phương pháp trích dẫn tài liệu theo cách harvard

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận