Cách Đo Diện Tích Bằng Máy Toàn Đạc Điện Tử Nikon &Ndash; Nikon Spectra Vietnam

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách Đo khoảng cách gián tiếp, Tính diện tích và khối lượng, Đo cao từ xa, Truyền độ cao, Cung tham chiếu, Mặt phẳng tham chiếuCác ứng dụng đặc biệt của Máy Toàn Đạc Leica, (Flexline Series)

Để tiện nắm bắt và theo dõi bài viết, các bạn nên tham khảo tất cả các bài viết dưới đây:

Loạt bài viết chi tiết A-Z gồm hình ảnh và hình vẽ minh họa cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica ( FlexLine Series):

*

*

*

*

*

Yêu Cầu Báo Giá Máy Toàn Đạc Điện Tử

*** Quý khách vui lòng cung cấp email và số điện thoại, chúng tôi sẽ gửi báo giá chi tiết tới quý khách ***

Họ Tên (*)

Địa Chỉ Email (*)

Số Điện Thoại (*)

Bạn Cần Báo Giá Máy Toàn Đạc Nào? (*)

1. Đo khoảng cách gián tiếp (Tie Distance)1.3 Tiến hành đo khoảng cách gián tiếp trên máy toàn đạc điện tử ( Leica FlexLine Series)2. Tính diện tích và khối lượng (Area & DTM – Volume)3. Đo độ cao không với tới ( Remote Height)

1. Đo khoảng cách gián tiếp (Tie Distance)

1.1 Đo khoảng cách gián tiếp là gì

Đo khoảng cách gián tiếp là phương pháp đo khoảng cách giữa hai điểm mà trong đó, cả hai điểm đều khó hoặc không thể tiếp cận được. Trong xây dựng hiện đại, các kỹ sư thường sử dụng máy toàn đạc điện tử để thực hiện phương pháp đo khoảng cách và xác định các yếu tố giữa hai điểm, bao gồm:

Khoảng cách nghiêng giữa 2 điểmKhoảng cách ngang giữa 2 điểmChênh cao giữa 2 điểmPhương vị cạnh nối 2 điểmĐộ dốc (grade) giữa 2 điểm

Hai điểm này có thể đo ngoài thực địa hoặc lấy từ trong bộ nhớ của máy hoặc nhập toạ độ từ bàn phím

*

Mô tả ứng dụng đo khoảng cách gián tiếp giữa hai điểm bằng máy toàn đạc điện tử

1.2 Các phương pháp đo khoảng cách gián tiếp

Trong quá trình đo đạc khảo sát tại thực địa, các kỹ sư thường sử dụng một trong hai phương pháp sau ( Tùy vào tình hình thực tế) để đo khoảng cách gián tiếp giữa hai điểm:

Phương pháp đa giác (Polygon)

*

Đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp đa giácP0 : Trạm máyP1-P4 : Các điểm đo tớid1 : Khoảng cách từ P1-P2d2 : Khoảng cách từ P2-P3d3 : Khoảng cách từ P3-P4∝1 : Phương vị từ P1-P2∝2 : Phương vị từ P2-P3∝3 : Phương vị từ P3-P4

Phương pháp xuyên tâm ( Radial)

*

Đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp xuyên tâmP0 : Trạm máyP1-P4 : Các điểm đo tớid1 : Khoảng cách từ P1-P2d2 : Khoảng cách từ P1-P3d3 : Khoảng cách từ P1-P4∝1: Phương vị từ P1-P4∝2: Phương vị từ P1-P3∝3: Phương vị từ P1-P2

1.3 Tiến hành đo khoảng cách gián tiếp trên máy toàn đạc điện tử ( Leica FlexLine Series)

Từ màn hình Main menu → Lựa chọn Programs → ấn Enter/OK → ấn phím chuyển trang (

*

)đến trang chứa ứng dụng “Tie Dist” → Lựa chọn “Tie Dist“, màn hình hiện ra:

*

Hình 1: Chương trình đo khoảng cách gián tiếp trên máy toàn đạc điện tử

Tiếp theo bạn cần đặt tên job và làm các bước thiết lập và định hướng trạm máy như đã trình bày trước đây.

Đang xem: Cách đo diện tích bằng máy toàn đạc

Sau khi đã thiết lập và định hướng trạm máy, bạn ấn F4 ( Start), màn hình cho phép bạn chọn một trong hai phương pháp đo (Radial hoặc Polygon) như hình dưới:

*

Hình 2: Màn hình chọn phương pháp đo

Tại đây bạn có thể chọn F1 (POLYGON) hoặc F2 (RADIAL)

1.3.1 Đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp đa giác trên máy toàn đạc điện tử

Để chọn phương pháp này, từ màn hình số 2, bạn chỉ việc ấn F1 ( Polygonal)

Với phương pháp này người sử dụng có thể áp dụng để đo các yếu tố trên, giữa 2 điểm không có tầm nhìn thông suốt với nhau, để kiểm tra kích thước hình học của toà nhà cao tầng, kiểm tra độ dốc hay hệ số mái taluy trong giao thông, thuỷ điện,…

*

Hình 3: Màn hình đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp đa giác

Thao tác tiếp theo như sau:

Nhập vào tên điểm thứ nhất (Point 1)Nhập vào chiều cao gương (hr)

Tiến hành đo ấn phím <Meas>Tiếp theo, nhập tên điểm thứ 2 (nếu không nhập thì điểm thứ 2 sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị so với điểm trước) và nhập chiều cao gương.

Sau khi đo xong điểm thứ 2 kết quả đo gián tiếp sẽ hiển thị (Tie Distance Result).

*

Hình 4: Kết quả đo khoảng cách gián tiếp giữa Point 1 và Point 2 

Các ký hiệu và ý nghĩa ở màn hình kết quả như sau:

Point 1: Điểm thứ nhấtPoint 2: Điểm thứ haiBearing: Phương vị cạnh nối 2 điểmGrade : Độ dốc giữa 2 điểmΔ

*

: Khoảng cách bằngΔ

*

: Khoảng cách nghiêngΔ

*

: Hiển thị chênh cao giữa hai điểm

Nếu muốn đo mới, ấn F1 (NewPt 1), nếu vẫn muốn dùng điểm đầu tiên để tính so với các điểm khác, ấn F2 (NewPt 2).

1.3.2 Đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp đo xuyên tâm trên máy toàn đạc điện tử

Để sử dụng cách này, từ màn hình 2, bạn ấn F2 ( Radial) và làm tương tự phương pháp đo đa giác

2. Tính diện tích và khối lượng (Area & DTM – Volume)

2.1 Giới thiệu về tính diện tích và khối lượng trong thực tế với máy toàn đạc điện tử

Chương trình tính diện tích và khối lượng được áp dụng trong đo vẽ tính khối lượng, đo địa chính,…và đặc biệt thể hiện tính ưu việt trong những trường hợp cần biết diện tích ngay tại hiện trường.

*

Hình vẽ mô tả ứng dụng đo diện tích

Giải thích ý nghĩa các ký hiệu trên hình vẽ:

P0: Trạm máyP1: Điểm đo đầu tiên tạo lên mặt phẳng dốc tham chiếuP2: Điểm đo tạo lên mặt phẳng dốc tham chiếuP3: Điểm đo tạo lên mặt phẳng dốc tham chiếuP4: Điểm đo cuốia: Chu vi (3D), chiều dài đa giác từ điểm đầu tới điểm đo hiện tại của diện tích (3D).b: Diện tích (3D), được chiếu trên mặt phẳng dốc tham chiếuc: Chu vi (2D), Chiều dài đa giác từ điểm đầu tới điểm đo hiện tại của diện tich (2D)d: Diện tích (2D), được chiếu xuống mặt phẳng ngang.

Hiện nay khi bạn sử dụng máy toàn đạc điện từ, chương trình Area & DTM – Volume cho phép đo tới tối đa 50 điểm. Các điểm có thể được đo trực tiếp ngoài thực địa, được lựa chọn trong bộ nhớ máy hoặc được nhập trực tiếp vào từ bàn phím

Lưu ý: Các điểm đều phải sắp xếp theo hướng thuân chiều kim đồng hồ.

Xem thêm: Tải Ứng Dụng Đo Diện Tích Đất Gps Cho Android, Đo Diện Tích Đất Cho Android

Diện tích tính toán được chiếu trên mặt phẳng nằm ngang (2D) hoặc được chiếu trên mặt phằng dốc tham chiếu được xác định bằng 3 điểm (3D). Hơn nữa khối lượng có thể được tính toán bằng các tự động tạo ra một mô hình số địa hình (Digital Terrain Model – DTM).

2.2 Thao tác tính diện tích và khối lượng trên máy toàn đạc điện tử ( Leica Flexline Series)

Từ màn hình Main menu → Lựa chọn Programs → ấn Enter/OK → ấn phím chuyển trang đến trang chứa ứng dụng “Area &Vol”→ lựa chọn “Area &Vol” → Enter/OK

*

Hình 1: Màn hình chương trình Area & DTM Volume (Tính diện tích và khối lượng)

Ở đây bạn phải thực hiện các bước đặt tên job, thiết lập trạm máy, định hướng trạm máy như tất cả các chương trình khác

Sau đó, ấn F4 (Start), màn hình hiện ra:

*

Hình 2: Màn hình chương trình tính diện tích và khối lượng máy toàn đạc điện tử

Tại màn hình số 2 ( Như trên) bạn cần:

Nhập tên điểm đo thứ nhất (PtID)Nhập vào chiều cao gương (hr)

Sau đó bắt mục tiêu, ấn phím <Meas> để đo

Đồ hình luôn luôn hiển thị diện tích hình chiếu trên mặt phẳng tham chiếu.

*

Hình 3: Màn hình tính diện tích và khối lượng khi đã nhập điểm

Các điểm được sử dụng để xác định mặt phẳng tham chiếu được chỉ dẫn bởi:

Ο: Các điểm đã được đo

*

: Các điểm được nhập vào bằng tay

*

: Các điểm tạo mặt phẳng tham chiếu

Ý nghĩa các phím mềm:

Calc: Hiển thị và lưu lại các kết quả bổ sung (chu vi, khối lượng)1PtBack: Huỷ điểm đo hiện tại hoặc quay trở lại điểm đo trước Volume: Đo hoặc lựa chọn các điểm trên đường đứt quãng. Các điểm này sau đó được sử dụng để tính toán khôi lượngDef. 3D: Xác định bằng mặt phẳng dốc tham chiếu bằng các lựa chọn hoặc đo tới ba điểm

Chú ý rằng các điểm đứt quãng phải có vị trí nằm trong đường bao của vùng tính diện tích.

Nguyên tắc tính toán diện tích:

Diện tích 2D và 3D được tính tự động và được hiển thị mỗi khi đo xong 3 điểm đo.Diện tích 3D được tự động tính toán dựa trên cơ sở sau:Hệ thống sẽ sử dụng ba điểm bao phủ diện tích lớn nhấtNếu có hai hoặc nhiều hơn diện tích lớn nhất bằng nhau, hệ thống sẽ sử dụng diện tích với chu vi ngắn nhất.Nếu các diện tích lớn nhất có chu vi bằng nhau, hệ thống sẽ sử dụng diện tích với điểm đo cuối cùng.Mặt phẳng tham chiếu cho việc tính diện tích 3D có thể xác định bằng tay hoặc bằng cách lựa chọn Def.3D.

Đồ hình tính diện tích

*

Đồ hình tính diện tíchP0: Trạm máyP1a.. Các điểm danh giớiP2a.. Các điểm trên đường đứt quãngKhối lượng a như tính toán bằng lưới tam giác bất quy tắc (TIN).

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1 Trang 87 Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 1 Bài 71

Chú ý: Khi đo diện tích cần xác định rõ ranh giới vùng tính diện tích sau đó đi gương lần lượt theo thứ tự một vòng, không được đi gương “lộn xộn” chồng chéo, vì nếu đi sai sẽ dẫn đến kết quả tính diện tích sai.

Sau khi đo đủ số lượng điểm cần thiết, để tính diện tích, khối lượng, ấn phím <Calc>. Màn hình hiện ra dạng:

*

Hình 4: Kết quả tính diện tích khối lượng trên máy toàn đạc

Đến đây:

Để đo tính diện tích vùng mới, ấn <NewArea>.Để đo tính diện tích vùng đừng đứt quãng mới và khối lượng mới, ấn <NewBL>.Để đo thêm điểm mới nối với đường đứt quãng cũ và tính toán khối lượng, ấn <

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích