Các Phương Trình Phản Ứng Của Crom (Cr) Và Hợp Chất Của Crom

Sau đây Kiến Guru xin gửi đến các bạn về tính chất hóa học của crom và các bài tập vận dụng . Bài viết gồm đầy đủ lý thuyết về tính chất hóa học, tính chất vật lý, nhận biết, ứng dụng và 5 bài tập để giúp các bạn củng cố kiến thức. Các bạn hãy cùng Kiến tìm hiểu và học tập nhé!

A. Tính chất hóa học của crom, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng của Crom

I. Định nghĩa

– Crom là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cr và số hiệu nguyên tử bằng 24, là nguyên tố đầu tiên của nhóm 6, là 1 kim loại cứng, giòn, có độ nóng chảy cao.

Đang xem: Các phương trình phản ứng của crom

– Kí hiệu: Cr

– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay 3d54s1 .

– Số hiệu nguyên tử: 24

– Khối lượng nguyên tử: 52 g/mol

– Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 24

+ Nhóm: VIB

+ Chu kì: 4

– Đồng vị:40Cr,51Cr,52Cr,53Cr,54Cr.

– Độ âm điện: 1,66

II. Tính chất vật lí & nhận biết

– Crom là kim loại có dạng màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn khoảng là (d = 7,2 g/cm3), tonc = 1890oC.

– Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.

III. Tính chất hóa học của Crom

– Là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

– Trong các hợp chất crom sẽ có số oxi hoá như sau từ +1 → +6 (hoặc +2, +3 và +6).

1. Tác dụng với phi kim

2. Tác dụng với nước

Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Người ta mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng Cr để chế tạo thép không gỉ.

3. Tác dụng với axit

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2

Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội.

IV. Trạng thái tự nhiên

– Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất với nồng độ trung bình 100 ppm. Các hợp chất crom được tìm thấy trong môi trường do bào mòn các đá chứa crom và có thể được cung cấp từ nguồn núi lửa.

– Crom được tạo ra dưới dạng quặng cromit (FeCr2O4).

V. Điều chế

– Dùng phản ứng nhiệt nhô

VI. Ứng dụng

– Trong ngành luyện kim, để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt như là một thành phần của hợp kim, chẳng hạn trong thép không gỉ để làm dao, kéo.

– Làm thuốc nhuộm và sơn:

– Các muối crom nhuộm màu cho thủy tinh thành màu xanh lục của ngọc lục bảo.

– Crom là thành phần tạo ra màu đỏ của hồng ngọc, vì thế nó được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp.

Xem thêm: Luyện Từ Và Câu Lớp 5: Bài Tập Luyện Tập Về Từ Đồng Nghĩa Lớp 5 Tập 1

VII. Các hợp chất quan trọng của Crom

1. Hợp chất crom (III)

a) Crom (III) oxit – Cr2O3

b) Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3

2. Hợp chất crom (VI)

a) Crom (VI) oxit – CrO3

b) Muối crom (VI): CrO42-, Cr2O72-

B. Bài tập về tính chất hóa học của crom và đồng

Bài 1 (trang 166 SGK Hóa 12):Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.

Lời giải:

Cu + S → CuS

3CuS + 14HNO3 → 3Cu(NO3)2 +3H2SO4 + 8NO + 4H2O

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

CuCl2 → Cu +Cl2.

Bài 2 (trang 166 SGK Hóa 12):Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)

Phần không tan là Fe và Cr

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)

nH2 (1) = = 0,3(mol)

Theo pt (1) nAl = . nH2 = . 0,3 = 0,2 mol

⇒ mAl= 27. 0,2 = 5,4 g

nH2(2),(3) = = 1,7(mol)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe, Cr

Theo bài ra ta có hệ phương trình

*

⇒ mFe= 1,55. 56 = 86,8 g

mCr= 0,15. 52 = 7,8 g

Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :

Bài 3 (trang 167 SGK Hóa 12):Khử m gam bột CuO bằng khí H2ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO31M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?

A. 70%

B. 75%

C. 80%

D. 85%

Lời giải:

*

Bài 4 (trang 167 SGK Hóa 12):Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?

A. 9,3 g.

B. 9,4 g.

C. 9,5 g.

D. 9,6 g.

Lời giải:

*

Bài 5 (trang 167 SGK Hóa 12):Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3và H2SO4loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?

A. NO2.

B. NO.

C. N2O.

D. NH3.

Lời giải:

Đáp án B.

Xem thêm: mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng mới nhất năm 2018

3Cu + 2NaNO3+ 4H2SO4→ 3CuSO4+ 4H2O + Na2SO4+ 2NO

Mong rằng bài viết tính chất hóa học của crom và bài tập vận dụng sẽ giúp các bạn hiểu được và vận dụng tốt vào trong các bài tập, các bài kiểm tra cũng như trong đời sống. Các bạn có thể ghi chú vào quyển sổ tay hoặc note vào điện thoại để tiện cho việc ghi nhớ và ôn tập nhé. Chúc các bạn học tốt và đạt được số điểm mình mong muốn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình