Các Hàm Excel Trong Báo Cáo Tài Chính, Hướng Dẫn Lập Báo Cáo Tài Chính Bằng Excel

*

Đăng ký học HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ KẾ TOÁN THUẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MẪU BIỂU – CHỨNG TỪ NGHỀ NGHIỆP – VIỆC LÀM VAN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

*

Tổng hợp đầy đủ các hàm thường dùng trong Excel kế toán, hướng dẫn cách sử dụng các hàm Excel trong kế toán để lên sổ sách, lên các bảng biểu và lên Báo cáo tài chính trên Excel.

Đang xem: Các hàm excel trong báo cáo tài chính

1. Hàm SUMIF:

– Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.

– Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range) nghĩa là Sumif(Vùng chứa điều kiện, Điều kiện, Vùng cần tính tổng).

– Các tham số:

– Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.

– Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.

– Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.

Hàm này trả về giá trị tính tổng của các ô trong vùng cần tính thoả mãn một điều kiện đưa vào.

– Ví dụ: = SUMIF(B3:B8,”

– Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.

Chi tiết mời các bạn xem tại đây: Hướng dẫn sử dụng hàm SUMIF trong Excel

2. Hàm VLOOKUP:

Hàm Vlookup là hàm trả về giá trị dò tìm theo cột đưa từ bảng tham chiếu lên bảng cơ sở dữ liệu theo đúng giá trị dò tìm. X=0 là dò tìm một cách chính xác. X=1 là dò tìm một cách tương đối.

– Cú pháp: Vlookup(lookup_value, table_array, col_index_num,) nghĩa là Vlookup(Giá trị dò tìm, Bảng tham chiếu, Cột cần lấy,X).

– Các tham số:

– Lookup Value: Giá trị cần đem ra so sánh để tìm kiếm.

– Table array: Bảng chứa thông tin mà dữ liệu trong bảng là dữ liệu để so sánh. Vùng dữ liệu này phải là tham chiếu tuyệt đối.

– Nếu giá trị Range lookup là TRUE hoặc được bỏ qua, thì các giá trị trong cột dùng để so sánh phải được sắp xếp tăng dần.

– Col idx num: số chỉ cột dữ liệu mà bạn muốn lấy trong phép so sánh.

– Range lookup: Là một giá trị luận lý để chỉ định cho hàm VLOOKUP tìm giá trị chính xác hoặc tìm giá trị gần đúng. + Nếu Range lookup là TRUE hoặc bỏ qua, thì giá trị gần đúng được trả về.

Chú ý:

– Nếu giá trị Lookup value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên của bảng Table array, nó sẽ thông báo lỗi #N/A.

– Ví dụ: =VLOOKUP(F11,$C$20:$D$22,2,0)

– Tìm một giá trị bằng giá trị ở ô F11 trong cột thứ nhất, và lấy giá trị tương ứng ở cột thứ 2.

*

Chi tiết mời các bạn xem tại đây: Hướng dẫn sử dụng hàm Vlookup trong Excel

3. Hàm SUBTOTAL:

– Subtotal là hàm tính toán cho một nhóm con trong một danh sách hoặc bảng dữ liệu tuỳ theo phép tính mà bạn chọn lựa trong đối số thứ nhất.

Cú pháp: SUBTOTAL(function_num,ref1,ref2,…)

Các tham số:

– Function_num là các con số từ 1 đến 11 (hay có thêm 101 đến 111 trong phiên bản Excel 2003, 2007) qui định hàm nào sẽ được dùng để tính toán trong subtotal

– Ref1, ref2,.

Xem thêm: Giải Bài Tập Hóa 10, Hóa 10, Giải Bài Tập Hóa Học 10, Hóa 10

.. là các vùng địa chỉ tham chiếu mà bạn muốn thực hiện phép tính trên đó.

Chi tiết mời các bạn xem tại đây: Cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong excel

4. Hàm IF

– Hàm trả về giá trị 1 nếu điều kiện đúng, Hàm trả về giá trị 2 nếu điều kiện sai.

Cú pháp: If(logical_test,,) nghĩa là If(Điều kiện, Giá trị 1, Giá trị 2).

Các tham số:

– Logicaltest: Điều kiện dùng để trắc nghiệm (xác định điều kiện này là đúng hay sai).

– Truevalue: Là kết quả của hàm IF nếu logicaltest đúng

– Falsevalue: Là kết quả của hàm IF nếu logicaltest sai

Ví dụ:

= IF(B2>=4,“DUNG”,“SAI”) = DUNG.

= IF(B2>=5,“DUNG”,“SAI”) = SAI

5. Hàm AND:

– Cú pháp: AND(Logical1, Logical2, ….) nghĩa là And(đối 1, đối 2,..).

– Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

– Hàm này là Phép VÀ, chỉ đúng khi tất cả các đối số có giá trị đúng. Các đối số là các hằng, biểu thức logic. Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.

Lưu ý:

– Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.

– Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.

– Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!

– Ví dụ: =AND(D7>0,D7

6. Hàm SUM:

– Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.

– Cú pháp: SUM(Number1, Number2…)

– Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

7. Hàm OR:

– Cú pháp: OR(Logical1, Logical2…) nghĩa là Or(đối 1, đối 2,..).

– Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

– Hàm này là Phép HOẶC, chỉ sai khi tất cả các đối số có giá trị sai. Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu tất cả các đối số của nó là sai.

8. Hàm MAX:

– Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.

– Cú pháp: MAX(Number1, Number2…)

– Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.

9. Hàm MIN:

– Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.

Xem thêm: Vở Bài Tập Toán Lớp 3 Trang 64 Tập 2, Giải Vở Bài Tập Toán 3 Tập 2 Trang 64

– Cú pháp: MIN(Number1, Number2…)

– Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.

Để thực hành các bạn có thể tải về Mẫu sổ sách kế toán trên Excel theo hình thức Nhật ký chung (Theo Thông tư 200 và 133)

Các bạn muốn hiểu rõ hơn nữa, có thể tự mình lên được báo cáo tài chính trên Excel có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán trên Excel

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Excel