Các Câu Trúc Lập Luận Phổ Biến Thường Gặp Trong Văn Bản Là Gì

Trong bài đầu tiên của khóa học Tư duy và phản biện, chúng ta sẽ không đi ngay vào việc giải thích những khái niệm như tư duyhay phản biện mà bắt đầu từ nền tảng cơ bản nhất của quá trình hình tư duy, đó là lập luận.

Đang xem: Các câu trúc lập luận phổ biến thường gặp trong văn bản là gì

Tính thuyết phục của lập luận (cogency)

Đối với triết học, lập luận như máu, nó giúp “nuôi sống” các niềm tin. Tuy nhiên, các niềm tin đúng đắn chỉ được tạo nên từ những lập luận đúng. Và trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ nhận ra sự khác nhau giữa việc lập luận và cảm nhận chủ quan.

*

Ảnh minh họa.

Tí và Tèo ngồi nói chuyện với nhau:

Tí: Mày có biết là lợn không biết bay không?

Tèo: Không, nó không biết bay.

Tí: Nhưng sao mày biết?

Tèo: Đơn giản là tao biết thôi.

Tí: Mày biết thế nào?

Tèo: Tao tin như thế.

Tí: Nhưng tại sao mày lại tin là lợn không biết bay?

Tèo: Bởi đó là niềm tin của tao.

Tí: Tại sao mày nghĩ niềm tin của mày sẽ thuyết phục được tao?

Tèo: Bởi vì tao đúng.

Tí: Tại sao mày biết mày đúng?

Tèo: Tao nghĩ là nó đúng thôi!

Tí: Sao tao cứ thấy SAI SAI.

Rõ ràng cuộc tranh luận trên đang lâm vào thế bế tắc. Vì việc Tèo có một niềm tin nào đó, như con lợn không biết bay hay anh ta đúng, không có nghĩa là Tí cũng có niềm tin tương tự. Và lời của Tèo đã không thuyết phục Tí.

Bây giờ, ta thử thay đổi một chút cuộc giao tiếp ở trên.

Tí: Theo mày, lợn có biết bay không?

Tèo: Không, tao chắc chắn lợn không biết bay

Tí: Sao mày chắc chắn vậy?

Tèo: Vì tao có một lập luận thuyết phục.

Tí: Lập luận thế nào?

Tèo: Một thứ gì muốn bay được thì nó phải có hình dáng khí động học. Lợn không có hình dáng khí động học, nên nó không thể bay.

Xem thêm: Khóa Học Lập Trình Asp.Net Mvc 5 Cơ Bản, Lập Trình Asp

Tí: Ồ, nghe hợp lý đấy!

Tính thuyết phục của một lập luận mang lại cho lập luận đấy sự logic. Từ sự logic, khả năng chúng ta thuyết phục được những người khác tin vào những niềm tin của chúng ta sẽ cao hơn. Các nhà triết học rất coi trọng tính thuyết phục và dùng nó giải thích cho mọi lập luận. Như trong ví dụ này, lập luận của Tí về sự liên quan giữa khí động học và hình dáng của lợn chưa hẳn chính xác nhưng lập luận của anh ta lúc này đã khiến Tèo chấp nhận hơn ví dụ trước.

Lập luận là gì?

Lập luận là những niền tin hay những luận điểm được kết nối với nhau. Cấu trúc của một lập luận là vô cùng quan trọng, vì nó giúp tạo ra tri thức mới bằng cách liên kết các tri thức cũ lại với nhau. Về hình thức, cấu trúc của lập luận khá đơn giản nhưng nó chứa đầy sức mạnh:

Ví dụ 1: Đã là người thì ai cũng chết. Socrates cũng là người. Vì vậy, Socrates cũng sẽ chết.

Ví dụ 2: Tất cả các loài chim đều biết bay. Gà cũng thuộc họ chim. Vì vậy, thịt gà rất ngon.

Ví dụ 3: Tất cả người trẻ đều khao khát thành công. Tôi là người trẻ tuổi. Vì vậy, tôi khao khát thành công.

Ví dụ 4: Tất cả những động vật 4 chân đều ăn cỏ. Hổ cũng là một loài động vật 4 chân. Vì vậy, hổ ăn cỏ.

Ví dụ 5: Tèo là một người không chung thủy. Bởi vì anh ấy là đàn ông, mà đàn ông thì thường không chung thủy.

Lập luận hợp lệ và lập luận hợp lý

Chúng ta đã có 5 ví dụ về sự lập luận ở trên. Câu hỏi đặt ra là có cách nào để đánh giá những lập luận này? Câu trả lời là: có 2 cách.

Cách 1: Đánh giá dựa vào tính đúng đắn của các tiên đề. Như ở ví dụ 2 và 4, không phải loài chim nào cũng biết bay và chó mèo cùng một số loài khác cũng bốn chân nhưng chúng không ăn cỏ.

Cách 2: Đánh giá dựa trên sự logic giữa tiền đề và kết luận. Kết luận được coi hợp logic là khi nếu tất cả các tiền đề đều đúng thì kết luận không thể sai. Tuy nhiên, xét ví dụ 2, giả sử ta cho hai tiền đề tất cả các loài chim đều biết bay và gà thuộc họ chim là đúng, thì kết luận thịt gà rất ngon chưa chắc đã chính xác vì không phải ai cũng thấy như vậy.

Dựa vào hai cách trên, chúng ta có hai cấp độ để đánh giá một lập luận:

– Lập luận hợp lệ (valid) là lập luận mà trong đó kết luận được suy ra một cách logic từ các tiền đề.– Lập luận hợp lý (sound)một lập luận hợp lệ và tất cả các tiền đề của nó đều đúng. Suy ra, ta có thể kết luận rằng lập luận 1, 3 là lập luận hợp lý, lập luận 4, 5 là lập luận hợp lệ, còn lập luận 2 là lập luận không hợp lệ.

Xem thêm: (Doc) Đồ Án Thiết Kế Hộp Giảm Tốc 2 Cấp Khai Triển Trụ 2 Cấp_2

Thật đơn giản phải không nào?

Tuy nhiên hãy tự hỏi làm sao bạn có thể biết các tiên đề là đúng hay sai? Hay một cách rõ ràng hơn, tại sao bạn biết con người ai cũng chết, tất cả các loài chim đều biết bay, tất cả động vật bốn chân đều ăn cỏ, người trẻ tuổi thì khao khát thành công…

Hay nói một cách tổng quát, như thế nào được coi là biết một điều gì đó? Mời theo dõi tiếp bài 2.

LƯU Ý: Bạn đang đọc bài viết thuộc series khoá học Triết học và tư duy phản biện. Để có thểnắm bắt được tất cả những lợi ích mà khoá học này đem lại, bạn cần kiên nhẫn học tuần tự từ bài đầu tiên. Click vào đâyđể đọc bài đầu tiên!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn