Soạn Văn 12 Tất Cả Các Bài Thơ Trong Sách Ngữ Văn 12 Tập 1 2 Tập 1

– Với những đề bài yêu cầu tự lựa chọn và nghị luận về một tác phẩm thơ mà anh (chị) yêu thích : Với dạng đề bài này, có thể chọn bất kì tác phẩm nào đã được học, được đọc và đã để lại cho anh (chị) những ấn tượng, cảm xúc sâu sắc. Nên chọn những tác phẩm thực sự có giá trị nghệ thuật, nội dung tích cực, có tính thẩm mĩ cao. Việc lựa chọn phải dựa trên cả hai căn cứ : tác phẩm có giá trị và sở thích của cá nhân người viết. Khi trình bày vấn đề, không nên phân tích dàn trải mà cần nều rõ những đặc điểm chung, sau đó tập trung trình bày một hoặc một số đặc điểm thực sự nổi bật, có giá trị nhất của tác phẩm.

Đang xem: Các bài thơ trong sách ngữ văn 12 tập 1

– Với những đề bài yêu cầu nghị luận về một phương diện cụ thể của tác phẩm (đoạn trích), cần tránh phân tích mọi đặc điểm nghệ thuật, nội dung của tác phẩm (đoạn trích), cần tập trung vào trọng tâm đề tài. về tác phẩm (đoạn trích) thơ, có thể có những yêu cầu nghị luận về những phương diện sau : (1) Cảm xúc trữ tình ; (2) Hình tượng nghệ thuật nổi bật ; (3) Những điểm nổi bật nhất về nội dung, nghệ thuật. Tuỳ theo từng đề bài mà anh (chị) xác định vấn đề chính cần nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý cho từng đề bài cụ thể :

Phân tích đề, lập dàn ý cho các đề bài sau đây:

1. Về một bài thơ mà anh (chị) yêu thích.

Trả lời:

Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài này, ngoài những định hướng chung như đã nêu trên, cần lưu ý một số điểm sau :

– Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản nhất của tác phẩm.

– Tập trung trình bày một đặc điểm nổi bật nhất, gây ấn tượng sâu sắc nhất : mạch cảm xúc trữ tình, hình tượng nghệ thuật độc đáo, cách cấu tứ( cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, thủ pháp mới lạ, …)

– Có thể lựa chọn thơ Việt Nam, thơ nước ngoài, thơ hiện đại, thơ cổ điển,… Chú ý đến đặc điểm hình thức, thể loại : thơ luật hay thơ tự do, thơ dịch hay thơ viết bằng tiếng Việt để lựa chọn vấn đề cần nghị luận cho thật xác đáng, tránh suy diễn, áp đặt. Chẳng hạn, nên thận trọng khi bàn về vấn đề cách sử dụng từ ngữ, tạo nhạc điệu trong thơ dịch.

2. Phân tích tâm trạng trữ tình trong đoạn thơ sau :

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả lời:

Đề bài yêu cầu nghị luận về một khía cạnh nội dung nổi bật của đoạn trích : tâm trạng trữ tình, cần chú ý những điểm sau:

– Không phân tích dàn trải toàn bộ đoạn thơ.

– Xác định rõ tâm trạng trữ tình chủ đạo, nhất quán trong toàn bộ đoạn thơ và mối quan hệ với toàn bộ cảm xúc trữ tình của tác phẩm.

– Xác định mạch phát triển của cảm xúc trữ tình theo trình tự đoạn thơ.

– Xác định những yếu tố ngôn từ có vai trò biểu hiện rõ nét những khía cạnh của cảm xúc trữ tình. 

3. Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).

Trả lời:

Đề bài yêu cầu nghị luận về hình tượng nghệ thuật chủ đạo trong một đoạn trích (có kết cấu tương đối trọn vẹn như một tác phẩm, không yêu cầu phân tích toàn bộ đoạn trích).

Xem thêm: Soạn Bài Văn Nghị Luận Giải Thích Chi Tiết Cho Học Sinh Lớp 7

– Xác định rõ đặc điểm nổi bật của hình tượng nghệ thuật: đất nước.

– Xác định cảm hứng chủ đạo gắn với hình tượng đất nước.

– Xác định các phương tiện, thủ pháp nghệ thuật chủ đạo được sử dụng để biểu đạt hình tượng đất nước.

– So sánh, đối chiếu với một số tác phẩm, đoạn trích khác để có thể xác định rõ nét tương đồng và khác biệt của hình tượng đất nưởc trong đoạn trích với hình tượng đất nước trong thơ ca nói chung về các phương diện : (1) Cảm hứng chủ đạo ; (2) Đặc điểm nghệ thuật.

– Nêu rõ những cảm nhận của anh (chị) về hình tượng này: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm.

4. Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Con quạ (Ba-sô):

Trên cành khô

chim quạ đậu

chiều thu.

(Theo Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, tr. 204, NXB Giáo dục, 2007)

Trả lời:

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về thể thơ hai-cư, tác giả Ba-sô.

– Tìm hiểu mối liên hệ của hệ thống hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ: cành cây -con quạ – chiều thu.

– Liên tưởng, tưởng tượng để tìm hiểu những tầng nghĩa biểu trưng mà hệ thống hình ảnh biểu tượng có thể gọi ra. Đồng thời, trình bày những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng của cá nhân trên cơ sở những đặc điểm hình thức, nội dung của tác phẩm : vẻ đẹp u buồn của cảnh chiều tà, chất sa-bi, giới hạn của sự sống và cái chết, …

Xem thêm: Khóa Học Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ Cma Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ Tại Tp

– So sánh, đối chiếu với một số bài thơ hai-cư hoặc thơ Đường, thơ cổ điển Việt Nam để tìm ra sự tương đồng, khác biệt ở thi liệu, cách cấu tứ, cảm xúc,…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập