Bố Cục Của Văn Nghị Luận Là Gì, Bài Văn Nghị Luận Thường Có Bố Cục Như Thế Nào

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận, trả lời câu hỏi bài tập luyện tập trang 30 SGK Ngữ Văn 7 tập 2.

Đang xem: Bố cục của văn nghị luận là gì

1. Kiến thức cần nắm vững2. Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận chi tiết2. 1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận2. 2. Luyện tập

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận được biên soạn chi tiết giúp các em trả lời tốt các câu hỏi bài tập luyện tập và nắm chắc kiến thức về bố cục, phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này. Cùng tham khảo…

*

Kiến thức cần nắm vững

• Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.• Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng…

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 2 Trang 92 : Luyện Tập Diện Tích Hình Thang

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận chi tiết

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

* Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có 3 phần lớn:- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
Đọc văn bản (trang 31, 32 – SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:a) Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.b) Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài.Trả lời:a) Bài văn nêu tư tưởng luận điểm ở nhan đề bài: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.b) Bài văn bố cục ba phần:Mở bài: Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: ít ai biết học cho thành tài.Thân bài:
Kể lại câu chuyện danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và sự kiên trì của thầy trò nhà danh họa.

Xem thêm: Nghị Luận Văn Học Chữ Người Tử Tù Nhân Vật Viên Quản Ngục Hay Nhất (13 Mẫu)

Kết bài: Lập luận theo lối nguyên nhân – kết quả.=> Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.-/-Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận dành cho các em tham khảo. Đừng quên tìm tham khảo những bài soạn văn 7 theo chương trình học với 34 bài xuyên suốt tập 1 và 2 SGK do chúng tôi tổng hợp và biên soạn. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn