bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng

3 Comments 11 Likes Statistics Notes

Đang xem: Bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng

Xem thêm: Tổng Hợp File Excel Tính Giá Thành Sản Xuất Bằng Excel, Tải File Excel Tính Giá Thành Sản Phẩm

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 1 Trang 54 Vở Bài Tập Toán Lớp 4 Tập 1: Bài 46

12 hours ago   Delete Reply Block

Câu hỏi đồ án tốt nghiệp khoa xây dựng

1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 1 PHẦN 1 : BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bài viết của thầy Nguyễn Đình Cống hướng dẫn bảo vệ tốt nghiệp Để giúp các bạn cách thức bảo vệ đồ án tốt nghiệp, tôi đã dăng bài “ Thuyết trình khoa học “ Sau đây tôi viết vài ý kiến về việc chuẩn bị , trình bày và trả lời các câu hỏi trong khi bảo vệ ĐATN ( lấy thí dụ ngành Xây dựng dân dụng) . I. Nhận xét về hội đồng Bảo vệ là trình bày cho Hội đồng chấm ĐA nghe và đánh giá. Vậy trước hết phải biết qua về HĐ. Trước đây thấy chỉ có 1 loại, nhưng hiện tại thấy có 2. Đó là HĐ nghiêm chỉnh và HĐ gà mờ. HĐ nghiêm chỉnh gồm phần lớn các thầy có đủ 2 điều kiện là trình độ và trách nhiệm ( thể hiện bởi việc chú ý lắng nghe, có thiện chí khi đặt câu hỏi và có nhận xét đúng….). HĐ gà mờ gồm phần lớn ( hoắc toàn bộ ) các thầy thiếu một trong 2 điều kiện trên ( chủ yế là thiếu trách nhiệm, thể hiện bởi việc không chú ý nghe, đặt câu hỏi không phù hợp, đánh giá không đúng…) Những điều tôi trình bày sau đây là để bảo vệ với HĐ nghiêm chỉnh ( nếu gặp phải HĐ gà mờ sẽ nói sau ). II.Cách thức bảo vệ Trước hết phải xác định mục đích của việc bảo vệ ĐATN. Thường có 2. Một là để kết thúc ĐA, có được điểm.Hai là để tập dượt, thực hành khả năng thuyết trình khoa học ( là một dịp may để tập luyện, thực hành). Tuỳ vào điều kiện, khả năng… mà bạn có thể đặt 2 mục tiêu ngang nhau hoặc có một cái nặng hơn.. Bạn làm ĐA trong 3- 4 tháng mà chỉ được trình bày trong vòng 12 đến 15 phút, vậy bạn phải suy nghĩ, lựa chọn và sắp xếp nội dung.( các điều sẽ trình bày ) cho đúng, cho hay, cho thuyết phục. Trước hết hãy tự đặt câu hỏi : HĐ nghiêm chỉnh muốn hoặc không muốn nghe cái gì ?. Theo tôi thì HĐ muốn nghe để biết các bạn đã suy nghĩ như thế nào, đã tự làm được những gì cụ thể và tự mình đánh giá kết quả công việc. Như vậy cần trình bày rõ ràng những suy nghĩ và việc làm cụ thể chứ không nói những điều chung chung, không nhắc lại các nguyên lý, không nhắc lại các lời giảng hoặc các câu trong giáo trình. Phải suy nghĩ để tìm ý. Khi định nêu ý nào thì phải tự hỏi : liệu ý này HĐ có muốn nghe không, nếu HĐ không muốn nghe thì phải kiên quyết loại bỏ, tìm ý khác. Phải để nhiều công sức vào việc chuẩn bị, ghi các ý ra giấy, xem đi, xét lại, loại bỏ hết những ý chung chung, không có thông tin, ai cũng biết rồi, không muốn nghe, chỉ giữ lại những ý thật cần thiết, cụ thể. Có được dàn ý rồi còn phải tập trình bày để khống chế thời gian và thuộc được thì càng tốt. III. Ví dụ cụ thể Sau đây tôi thử nêu một thí dụ để tham khảo, chỉ tham khảo thôi chứ đừng lấy đó làm mẫu mực, mỗi người phải tự nghĩ ra cách của riêng mình. Sau khi treo đầy đủ các bản vẽ, phải chờ, chỉ bắt đầu khi chủ tịch HĐ cho phép.Phân phối thời gian đại khái như sau : phần kiến trúc 3 phút, kết cấu và thi công mỗi phàn 5-6 phút. Bắt đầu : Kính thưa HĐ.Đề tài của em là công trình……. Có những đặc điểm sau : mục đích sử dụng là…., khu đất xây dựng tại….. Qui mô công trình : dài…., rộng…., cao….., có/ không có tầng hầm….. Mặt chính công trình ….( chỉ vào bản vẽ ). Mặt bàng tầng 1 như sau ( vừa nói vừa chỉ vào bản vẽ ) : cửa chính…, …các 2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 2 phòng…,…Tầng điển hình….., Mái….( hệ thống thoát nước mưa từ mái )..Vấn đề giao thông trên mặt bằng ( hành lang… ) và theo phương đứng ( cầu thang…., bố trí tại…… ), thoát người khi cháy…..Một số đặc điểm kiến trúc có liên quan đến kết cấu ( nhịp rộng, công xôn, tầng hầm…..) Về kết cấu. Giải pháp kết cấu tổng thể của toàn nhà là …..( nhà tấm, nhà khung, nhà kết hợp, nhà lõi cứng….). Bố trí hệ khung như sau… ( khung ngang, khung dọc, hệ không gian…). Bố trí các vách cứng, lõi cứng như sau…, .Đánh giá về ổn định tổng thể của nhà theo phương ngang ( dựa vào cái gì ), theo phương dọc….. Nhiệm vụ được giao là thiết kế… ( sàn tầng…., khung trục…, móng….).Phương án sàn được chon là…., kích thước ô sàn….., chon chiều dày bản sàn bằng …. ( đều nhau hay có thay đổi… ). Tải trọng …….kN / m2.., tính được M lớn nhất ở tại….. bằng …… kNm, tính được cốt thép…….cm2, bôt trí phi…., a= ………, cốt thép chịu M âm…, cốt thép cấu tạo…. Tại các ô khác của sàn, bố trí cốt thép……..Tính khung. Sơ đồ kung phẳng ( hay không gian ), vì sao. Sơ bộ chọn kích thước. Cột, tinh gần đung được lực N= …..kN, tính ra tiết diện cột ….x…..cm. Theo chiều cao thay đổi như sau…… Dầm, nhịp…..m, chọn chiều cao…, bề rộng. Tải trọng tác dụng gồm tải trọng đứng ( chuyền vào khung theo…..), tải trọng gió… ( tĩnh động, phân phối….); tải trọng động đất… ( theo tiêu chuẩn…., tình được…., chu kỳ giao động….). Tính cốt thép cột, …, kết quả…, bố trí, cấu tạo ( đã tính ….đoạn cột ), thay đổi cốt thép trong toàn cột như sau….. Tính dầm, Tổ hợp được M lớn nhất tại…, tính được cốt thép…., bố trí cốt thép chịu M dương như sau…., cốt thép chịu M âm ( cắt thanh số …tại…, giữa dầm còn…..). Lức cắt lớn nhất ……kN, tính được cốt thép đai….., bố trí……. Về nền móng. Mặt cắt địa chất như sau……. Chọn phương án móng….., lý do. Bố trí mặt bằng móng như sau……Chọn kích thước cơ bản…..Sức chịu tải mỗi cọc….. Tại chân cột…..có N=…., M=…., tính được số cọc…., bố trí như sau…..( luôn luôn kết hợp chỉ trên bản vẽ ). Kích thước đài cọc…., bố trí cốt thép trong đài….. Về thi công. Nhiệm vụ được giao…..( thi công đất, đổ bêtông khung, sàn, hoàn thiện, lập mặt bằng, lập tổng tiến độ….).Đặc điểm thi công đất…., chọn máy…., đường đi của máy…., số ca máy. Kết hợp đào thu công ở….., lượng đất đào….., số nhân công. Thi công móng……. Thi công bê tông. Thiết kế ván khuôn….., giáo chống……, cách vận chuyển vữa…., đổ bêtông….., cách phối hợp thi công giữa các tầng…., thời gian thi công mỗi tầng….., việc tháo khuôn, tháo chống. ….Lập tổng tiến độ. Dùng phương pháp….., tính toán các công việc và bố trí …….., biểu đồ nhân lực….( nhân lực lúc nhiều nhất….), tổng thời gian thực hiện….. Kính thưa HĐ, em đã trình bày xong.( không cần nói thêm gì hết ). Chú ý khi trình bày phải hết sức tiết kiệm thời gian, chỉ nói những điều HĐ cần nghe, muốn nghe, không nói những điều chung chung, mọi người đã biết, không cần nghe. Thí dụ không thưa gửi dài dòng, không kể lể học như thế nào, làm đồ án như thế nào, không cần xin phép trình bày ( Đó là những điều đương nhiên ), Không trình bày những điều thuộc nguyên lý như kiến trúc phải thoả mãn điều kiện sử dụng, kết cấu phải bảo đảm độ bền vững, thi công phải bảo đảm kỹ thuật và đạt tiến độ ( mà nếu được thì trình bày biện pháp để đạt được các yêu cầu trên hoặc chứng minh là các yêu cầu đó đã đạt được như thế nào ) . Không nói những điều mà các thầy, các bạn đều đã biết, thí dụ cửa số là để thông gió và lấy ánh sáng, cầu thang là để đi lại giữa các tầng, 3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 3 từ tải trọng sẽ sinh ra nội lực, từ nội lực sẽ tính được cốt thép v.v…Trước và ngay sau khi trình bày không được cám ơn ai cả. Cần tập luyện để có giọng nói rõ ràng, tránh nói lí nhí, nói quá bé không nghe rõ, tránh việc nói quá chậm ( nhưng cũng không quá nhanh đến nổi không nghe kịp).Trình bày phải luôn bám sát các bản vẽ. Trong lúc trình bày nếu thuộc được các số liệu thì tốt, nếu không nhớ kỹ, có thể ghi ra giấy và xem. Không cấm việc dùng giấy để ghi các ý và số liệu. ( Chỉ không nên viết sẵn bài ra giấy rồi đọc ). Phải chuẩn bị bút, giấy để ghi các câu hỏi và phải hiểu được nội dung chính của câu hỏi. Nếu chưa nắm bắt được ý thầy muốn hỏi gì thì có thể xin giải thích hoặc hỏi lại cho rõ. Chỉ nên trả lời khi đã hiểu rõ câu hỏi. Nếu gặp câu hỏi ra ngoài phạm vi đồ án mà mình chưa biết thì cứ thú nhận là chưa có điều kiện tìm hiểu, không nên trả lời bừa, không chắc chắn là đúng hay sai.. Nên tập hợp các câu hỏi thành nhóm vấn đề : kiến trúc, kết cấu, nền móng, thi công… và trả lời theo các nhóm đó. Quan trọng nhất trong lúc trình bày , bảo vệ là lòng tự tin, không sợ gì cả ( ai làm gì mà sợ…). Để có tự tin thì mấu chốt là phải nắm vững những điều đã suy nghĩ, đã làm ( Nếu có một vài chỗ nắm chưa kỹ thì phải hỏi bạn bè, thầy hướng dẫn trước ). Trước hết cần nắm vững những điều đã làm, nắm được những kiến thức cơ bản. Khi chưa nắm vững những thứ trên thì chớ vội tìm hiểu những điều khó, vượt ra ngoài chương trình. Những câu hỏi khó về lý thuyết và thực tế các thầy thường chỉ hỏi SV giỏi ( để xem có đáng cho điểm 10 hay không ). Các SV trung bình chưa nên tìm hiểu các câu hỏi khó. Không ai đánh giá SV là kém khi không trả lời được câu hỏi khó mà sẽ bị đánh giá kém khi không trả lời được câu hỏi dễ, liên quan đến kiến thức cơ bản. Trên đây tôi trình bày hết sức vắn tắt, các bạn có thể tham khảo theo phương hướng đó để chuẩn bị và bảo vệ ( trước HĐ nghiêm chỉnh ). Nếu gặp phải HĐ gà mờ mà mình cứ xem là nghiêm chỉnh để chuẩn bị thì cũng tôt chứ sao, chuẩn bị tốt là cho mình chứ có phải cho HĐ đâu. Bạn nào muốn tìm hiểu biện pháp đối phó với HĐ gà mờ xin đăng ký để được hướng dẫn riêng. 4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 4 PHẦN 2 : CÂU HỎI BẢO VỆ Các câu hỏi của khóa K57 được mình ghi lại trực tiếp từ trường quay Đại học Xây Dựng K57 đợt 1 Người 1 1. Biện pháp đổ bt dầm sàn 2. Vị trí máy bơm tĩnh đặt ở đâu 3. Đổ bt dầm trc sàn sau hay như thế nào 4. Đổ đầm hay từng lớp 50cm một 5. Trình tự lập tiến độ như thế nào (lập danh mục công việc trc rồi mới có có thời gian) lập danh mục như thế nào. 6. Có bao nhiêu mối quan hệ trong biểu đồ tiến độ và quan hệ như thế nào lấy vd 7. Đổ dầm dài như thế nào Người 2 1. mặt bằng kết cấu cần có những thông tin gì 2. Mang công trình hải phòng về hà nội thì có gì đổi thay 3. Giải thích đặt cốt đai 4. Vì sao tổ xây dùng 2 tổ 1 hay 3 tổ đc k tường cao 2.8m phải xây làm 2 đợt về trình tự tổ chức năng suất như thế nào 5. Phương án vận chuyển hoàn thiện như thế nào (vận thăng).cơ sở nào để bố trí 2 vận thăng. có những loại vật liệu gì.tính khối lượng vận chuyển như thế nào. 6. Sơ đồ truyền lực trong cái cầu thang.vẽ biểu đồ momen thang 7. Đai quả trám vs đai chữ thập cái nào tốt hơn, thi công tốt hơn 8. Thay đổi tiết diện cột như thế nào 9. Trình tự thiết kế tổng mặt bằng thi công bố trí bãi và máy thì bố trí cái nào trước Người 3 5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 5 1. Cách xác định tải gió vào khung nhà có lõi nên phải phân phối tải ngang.nắm đc nguyên tắc phân phối tải ngang theo độ cứng 2. Tính chi tiết dầm thang bản thang.chiếu nghỉ tính như thế nào. đâu là cái dầm chiếu nghỉ 3. Chọn vị trí đặt cần trục như thế nào 4. Biện pháp đổ bê tông Người 4 1. Đai trong nút để làm gì (cấu tạo động đất bê tông bị vỡ đai giữ bê tông không bị nứt) 2. Hỏi về cấu tạo nút khung e0 là gì hc là gì 3. Phương án đổ bê tông chống thấm vách sàn tầng hầm.(Tầng hầm không đổ bê tông theo phân đoạn vì thấm) 4. Cần trục không đặt trên taluy đất được vì có tầng hầm.đặt cần trục sai như vậy thì anh xử lý như thế nào Người 5 1. Vì sao chọn thanh cánh trên tiết diện như vậy chủng loại là gì 2. Dầm biên mà kéo to ra bằng dầm chính thì phân phối nội lực như thế nào, cái gì tăng lên giảm đi cái gì không đổi 3. 2 phương án dàn là kê lên 2 đầu khớp và kê lên luôn nhà 3 tầng thì phương án nào hơn 4. Nội dung vs hồ sơ nghiệm thu cốt thép. Giống khác như thế nào 5. Thông số kĩ thuật máy bơm bê tông 6. Lấy n max tính mặt bằng thì mặt bằng công trình đặt đâu, mặt bằng như thế nào .hay khi nào dùng n max tính.ở cao bằng cơ sở hạ tầng tốt nên dùng 20.25 phần trăm n max 7. Thanh cánh thượng chịu nén hay kéo .lúc chịu kéo khi gió khi chịu mén khi tĩnh tải 8. Tại sao ghép cạnh lớn mà k nhỏ. 9. Kiểm tra độ thẳng đứng cọc và hồ sơ nghiệm thu cọc.cô già già chuyên hỏi nghiệm thu và hồ sơ 10. Nguyên tắc bố trí cọc trong đài 11. Sao thép đài lớp trên 14a200 16a200 vì sao lại chọn nó là thép cấu tạo 12. Quy trình lắp dựng ván khuôn cốt thép dầm sàn 6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 6 Người 6 1. Cách mô hình vào phần mềm sap 2. Sơ đồ tính móc cẩu cọc và chứng minh cần móc cẩu thứ 3, làm 2 hay 3 móc cẩu thì nó hay hơn.(vd 2 móc thì thép 18 còn 3 cái thì thép 16 cái nào hay hơn) 3. Trình tự thi công các công tác phần ngầm 4. Phương án đào đất mà nó liên quan tới phương án chống cừ 5. Định vị cố định thép chờ vách như thế nào.cố định nó như thế nào.câu này khó 6. Hệ dầm trực giao cách truyền tải truyền lực 7. Sơ đồ tính cọc.1 cái sơ đồ tính khi ép cọc 8. Làm bt sàn tầng hầm thì cần bê tông nền cốt thép sàn Người 7 1. Ép cọc cẩn kiểm tra thông số gì 2. Ép cọc bằng robot có gì khác.ép cọc là ép ôm kiểm tra cái gì.bài của em có kiểm tra khả năng chịu ép ôm của bê tông không. 3. Làm sao để đảm bảo ván khuôn vách là vuông và thẳng đứng.kiểm tra ntn chắc dùng thước dây dọi 4. Tính toán nội lực khung trục 7 ảnh hưởng của lõi tới nó ntn .phân tải ngang như nào (phân theo độ cứng) 5. Làm sao biết ép cọc đã đạt yêu cầu 6. Giải thích tiến độ 7. Bố trí dầm phụ làm gì 8. Nếu cho dầm phụ vào thì thép sàn như thế nào bổ sung gì thêm bớt gì 9. Dầm chiếu nghỉ và chiếu tới sơ đò tính cấu tạo cốt thép giống khác 10. Trình tự tính toán ván khuôn sàn 11. Vì sao tan anpha nhỏ 1/6 ta đc kéo thép nút khung thẳng lên 12. Diện tích kho bãi xác định ntn K57 đợt 4 7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 7 1. Nội dung nghiệm thu vk vách.ván khuôn cần kiểm tra những cái gì 2. Các bước thiết lập tiến độ 3. Cột chữ nhật sao đài là vuông 4. Cốt thép nút khung mái có thép chéo.sao em không có 5. Thi công nút khung mái như thế nào đổ cột trước hay cả dầm cột – đổ cột trước thấp hơn 1 tí 6. Tiến độ ngang báo các mối quan hệ nào 7. Băng cản nước tầng hầm mà quên k đặt hay thi công bị bẹp thì sao 8. Đài 2 cọc hình chữ nhật thì chỉ chịu lực 1 phương.vậy phương kia cái gì chịu (hệ giằng móng chịu) 9. Hoạt tải cầu thang khác sàn như nào chất tải cầu thang trong khung phẳng ntn 10. Thi công cọc khoan nhồi thì có những lần nào kiểm tra chiều sâu hố khoan 11. Các bước lập mặt bằng kết cấu mái 12. Cách chọn cao trình đặt mũi cọc 13. Chọn giá búa đóng cọc 8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 8 PHẦN 3 : CÁC CÂU HỎI SƯU TẦM 1. Cách định vị tim cột, vách tầng dưới lên tầng trên là thế nào vậy các bác Gửi tim trục công trình vào chính nền công trình mình cách trục cũ tầm 1,5 đến 2 m giao tại 4 góc công trình để 4 lỗ khi thi công thì dùng máy laze chiếu từ tầng dưới lên tầm 2-3 tầng dưới lên rồi lấy 3 điểm góc vẽ lại các trục gửi từ dó xác định được chân cột Có lỗ kỹ thuâ ̣t đi ̣nh vi ̣từ trước.từ cái lỗ ấy làm mốc rồi lên tầng dùng máy trác đa ̣c va ̣ch các dường ra bắn sang cẩu tháp or công trình bên =)) Tài liệu này rất quý, là công sức của rất nhiều sinh viên mới tổng hợp được bấy nhiêu đây câu hỏi! Các bạn ráng copy về nghiên cứu, bảo đảm sẽ rất có ích cho bạn trong ngày bảo vệ đồ án tốt nghệp! Chúc các bạn vui. 1.Xác định gió nội và gió ngoại khác nhau như thế nào ? •Gió nội : Là gió sinh ra trong lòng công trình do sự chênh lệch áp lực nhiệt và áp lực khí động bốc lên mái. •Gió ngoại : Là gió từ bên ngoài tác động trực tiếp lên bề mặt ngoài kết cấu moment cho khung làm uốn cột. 2.Khi tính tải gió có cần tính gió động không ? (có hai thành phần gió tĩnh và gió động) •Tính gió động khi tính các công trình trụ, tháp, ống khói, cột điện, thiết bị dạng cột, hành lang băng tải, các giàn giá lộ thiên, các nhf nhiều tầng trên 40m, các khung nhà công nghiệp một tầng một nhịp có độ cao trên 36m tỉ số độ cao trên nhịp lớn hơn 1,5 (điều 6.11 tiêu chuẩn VN 2737 – 1995) 3.Phương pháp kiểm tra độ thẳng đứng của nhà khi thi công ? Có ba phương pháp kiểm tra •Kiểm tra bằng máy kinh vĩ, máy dọc quang học : Máy kinh vĩ : Sai số cho phép là : 0.8 (mm/m) trong phạm vi = 50 grad Máy dọc quang học : Sai số cho phép là : 0.5 (mm/m) trong phạm vi < 100m •Thước đo độ nghiêng : Sai số cho phép là : 3(mm) < 2 (m) •Quả dọi : Sai số cho phép là : 3 (mm), cao từ 2-6 (m) 9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 9 4.Ưu, khuyết điểm của sàn gạch bọng & sàn panen ? •Ưu điểm : -Thoả mãn một phần yêu cầu công nghiệp hoá sản xuất & cơ giới hoá thi công, chế tạo, sản xuất. -Nâng cao được hiệu suất lao động, tăng tốc độ thi công. -Tiết kiệm được ván khuôn, nâng cao chất lượng cấu kiện, cải thiện được điều kiện lao động của công nhân. -Đối với sàn gạch bọng có thể đảm bảo được độ cứng lớn và liên kết tốt cho sàn. •Khuyết điểm : -Độ cứng không bằng sàn toàn khối, cho nên đối với sàn panen cần có biện pháp gia cố, nhất là ở vị trí giáp nối. -Đối với sàn gạch bọng vẫn còn quá trình thi công ướt nên vẫn bị hạn chế về thời tiết. 5.Hãy nêu cách chống nứt ô văng ? •Dùng hoá chất si ka … để dán kín khe nứt, xây tay đỡ ô văng, đập ra đổ lại nếu không xử lý được và không còn khả năng làm việc. 6.Khi nào dùng sàn panen, khi nào dùng sàn toàn khối ? •Sàn panen được dùng cho mặt bằng có kích thước chuẩn, có điều kiện thi công cơ giới thường dùng trong các nhà công nghiệp. •Sàn toàn khối được dùng cho các loại nhà có mặt bằng không theo một quy tắc nhất định, nhỏ hoặc nhà có yêu cầu đặc biệt dùng cho nhà dân dụng. 7.Trong nhà làm việc 1 phương và 2 phương, kích thước cột làm việc thế nào cho hợp lý ? •Chọn kích thước chữ nhật, hình vuông, kích thước cạnh lớn theo phương có moment lớn nhất, hoặc để an toàn ta có thể chọn cột vuông kích thước lấy theo moment lớn nhất. 8.Tại sao khi tính toán phải tính gió theo phương vuông góc với trục nhà ? •Khi tính vuông góc với trục nhà tải gió sẽ lớn nhất, nếu tính nghiêng 1 góc thì tải gió q phải nhân thêm cho cos ( mà cos < 1) áp lực gió sẽ nhỏ đi so với giá trị lớn nhất. 9.Khi tính toán nhà cao tầng trên nền đất yếu tránh dao động bằng cách nào ? •Chủ yếu là do tải trọng ngang gây ra, về địa chất các lỗ khoan phải dày đặc hơn, dố liêu địa chất của từng hố khoan phải đầy đủ và chi tiết hơn. •Về vật liệu nên sử dụng bê tông mác cao, cốt thép có cường độ cao. 10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 10 •Về kết cấu : sử dụng các kết cấu chịu lực như khung vách cứng, khung hộp, lõi cứng nhằm giảm bớt dao động của công trình. 10.Khung thép cọc nhồi đặt đến đâu thì đủ : (2/3; 1/5) ? •Nếu xét đến khả năng chịu uốn của cọc thì khung thép của cọc chỉ cần đặt trong 2/3 chiều dài trên mỗi cọc vì moment uốn giảm dần, đến 2/3 thân cọc thì moment này tắt dần. Như vậy với kết cấu này khung thép chỉ đặt 2/3 thân cọc trên thì đủ. •Tuy nhiên nếu tính đến khả năng chịu lực của bê tông trong cọc thì phần mũi cọc rất kém ly do : -Vì bê tông không đầm được -Bê tông trộn lẫn nhiều cặn lắng -Còn nhiều dung dịch pentonie đọng lại trong cọc. •Vì những lý do trên mà ta đưa khung thép đến tận mũi cọc để lấy cường độ cốt thép bổ sung cho cường độ bê tông và mũi cọc. 11.Hãy nêu quan niệm cấu tạo dầm móng ? •Quan niệm tính toán như dầm đặt trên nền đàn hồi, chủ yấu là chịu uốn cho nên dầm được cấu tạo như cấu kiện chịu uốn. Thường là tiết diện chữ nhật, chữ T hoặc chữ T ngược. Nếu dầm chữ T thì cốt dọc được đặt 70% cho sườn & 30% cho cánh chữ T •Thường bố trí gân nằm trên do : -Điều kiện thi công -Điều kiện chịu lực 12.Hãy nêu ưu khuyết điểm của sàn nấm ? •Ưu điểm : Chủ yếu lợi dụng được thể tích gian phòng tốt hơn, chiều cao cấu tạo của sàn bé, giảm được chiều cao của nhà nhiều tầng và vật liệu làm tường kinh tế hơn •Khuyết điểm : Tính toán tương đối phức tạp. 13.Tại sao phải khống chế (min, max) của dầm & cột ? •Vì nếu đặt thép dư ( tt > max) bê tông phá hoại trước Phá hoại giòn. •Vì nếu đặt thép dư ( tt min), bê tông & cốt thép cùng bị phá hoại phá hoại dẻo. 14.Tường chôn chen kín trong khung có phải là vách cứng không ? Tại sao ? •Tường chôn chen kín trong khung không phải là vách cứng. •Vì vách cứng chịu được các tải trọng ngang (do gió hoặc các chấn động), còn tường chôn chen trong khung là bao che, khi tính toán ta không cần kể đến, nó không chịu lực gió cũng như chấn động. 11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 11 Theo tiêu chuẩn của một số nước thì những cấu kiện chịu tải được xem là vách cứng nếu thoả mãn điều kiện l và l 5t Trong đó : ht : Chiều cao của tấm đang xét t : Chiều dày của tấm đang xét l : Chiều dài của tấm đang xét © Vách cứng chỉ chịu tải trọng ngang tác động song song với mặt phẳng của nó. Nếu thoả mãn được hai điều kiện trên thì vách được xem là vách cứng. 15.Độ cứng của sàn có ảnh hưởng đến sự làm việc của khung không ? •Có ảnh hưởng lớn đến khung, vì sàn ngoài chức năng chịu tải trọng thẳng đứng còn chức năng chịu tải trọng gió vào dầm khung, làm giảm moment, chuyển vị ngang của cột khung dưới tác dụng của tải trọng gió, phân bố lại tải trọng giữa kết cấu chịu lực thẳng đứng. 16.Hãy nêu cách chọn cột biên so với cột trong ? •Là dồn tải tính toán lại, sau đó tăng tiết diện lên 5% (Trong khi đó tiết diện cột giữa tăng 10%) và đặt cạnh lớn theo phương chịu moment. •Xác định sơ bộ kích thước tiết diện F = •Đối với cột biên khi chọn kích thước tiết diện cần chú ý đến độ mảnh của cột. 17.Hãy nêu sự khác nhau giữa vách cứng chịu lực và vách cứng cấu tạo ? Nhận xét gì về việc sử dụng vách cứng ? •Vách cứng chịu lực là vách cứng tham gia chịu lực nhưng không thay đổi được vị trí vách cứng không mở rộng được hoặc thay đổi diện tích phòng. •Vách cứng cấu tạo có thể thay đổi được vị trí mà không ảnh hưởng đến sự chịu lực chung của hệ thay đổi được diện tích phòng. •Khi sử dụng vách cứng thì chịu tải trọng ngang tốt (gió). 18.Sê nô có ảnh hưởng thế nào đến nội lực của khung ? Giải quyết console như thế nào khi giải khung bằng máy ? •Sê nô làm cho moment trong khung tăng lên (moment âm ngay gối & moment cột) •Khi giải khung bằng máy console trong khung ta quy về moment đặt tại nút khung của console hoặc có thể xem console là một phần tử giới hạn giữa hai nút. (Cách khác) •Sê nô chỉ ảnh hưởng đến kết cấu mang sê nô. 12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 12 •Khi tính bằng máy bỏ qua tải sê nô truyền vào kết cấu, sau khi giải nội lực bằng máy xong, tách kết cấu mang sê nô ra giải riêng như một cấu kiện chịu uốn xoắn với tải trọng là moment phân bố do sê nô gây ra. 19.Hãy nêu cách tính cầu thang xoắn (có cột giữa) ? •Bậc thang tính theo console (Bậc đúc riêng); Cột tính theo cấu kiện chịu nén uốn. 20.Cách thi công sàn gạch bọng ? Khi nào nên làm sàn nấm ? •Bô đà, đáy sàn, Its gạch bọng, bô sắt đà phụ sau đó đổ bê tông. •Khi cần không gian thể tích phòng lớn hơn như công trình công cộng. 31.Làm sao nhận biết được tiết diện có đủ khả năng chịu lực hay không ? Khi giải bằng máy ? (Phần mềm Steel) •Khi tính toán bằng máy ra thép nếu có : -Dấu (*) Đặt thép theo cấu tạo -Dấu (!) Lượng thép quá lớn ( > 3%) -Dấu (!!) Phần tử không ổn định Ta phải chọn lại tiết diện. 32.Tại sao chỗ giao nhau giữa dầm dọc và dầm ngang không gia cường thép ? Tại sao phải đặt đai dày ? •Vì chỗ giao nhau giữa dầm dọc & dầm ngang chịu lực cục bộ lớn do dầm phụ truyền vào dầm chính. Để tránh sự phá hoại của bê tông từ góc dưới đáy dầm phụ trở xuống theo tiết diện nghiêng, ta thường sử dụng cốt treo hoặc có thể đặt cốt đai dầy ở 2 bên dầm phụ. Nếu cốt đai có đủ khả năng chịu lực cắt do tải trọng dầm phụ truyền vào thì ta không cần đặt cốt treo. •Đặt đai dầy vì tránh phá hoại theo tiết diện nghiêng (Hay còn gọi là chống cắt). •Đai gia cường từ gối đến lực tập trung đầu tiên đặt trong khoảng 33.Hãy nêu phương pháp tính cầu thang ? •Khi tính cầu thang tính theo dầm đơn giản (Hai đầu khớp). Quan niệm tính theo sơ đồ đàn hồi (Phương pháp tính cầu thang theo kết cấu hệ tĩnh định). Nội lực lớn. •Hệ siêu tĩnh tính theo sơ đồ dẻo Bố trí nội lực sẽ khác. 34.Nêu các loại khe biến dạng trong công trình & sự làm việc của nó ? Có hai loại khe là khe nhiệt & khe lún. •Khe nhiệt độ : Sự chênh lệch nhiệt độ của các kết cấu càng cao thì nội lực phát sinh càng lớn. Để tránh sự phát sinh nội lực do nhiệt độ gây nên ta phải làm khe nhiệt độ. Khe nhiệt độ tách rời công trình từ mái đến gờ móng, bề rộng khe từ 2-3 cm; khoảng cách giữa các khe > 35m. 13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 13 •Khe lún : -Công trình quá dài, tải trọng công trình phân bố tương đối khác nhau, chênh lệch về chiều cao > 10m. -Giải pháp móng trong một công trình buộc phải chọn khác nhau vì tính chất của đất nền thay đổi quá nhiều hoặc đất nền chịu tải không đều. -Vị trí tiếp giáp giữa nhà cũ và nhà mới Khe cấu tạo. Tách riêng công trình từ móng đến mái thành các phần riêng biệt; Bề rộng khe lún từ 2-3 cm, khe lún thường nằm ở chỗ tiếp giáp của hai ngôi nhà có số tầng khác nhau, ở những chỗ có sự thay đổi rõ rệt về địa tầng. 35.Khi nào dùng liên kết cứng ? khi nào dùng liên kết khớp ? •Dùng liên kết cứng khi kết cấu là một hệ siêu tĩnh. •Dùng liên kết khớp khi kết cấu là một hệ tĩnh định. 36.Tại sao dùng cọc nhồi mà không dùng cọc ép ? •Vì cọc nhồi sử dụng được tốt cho công trình chịu tải trọng lớn đồng thời sử dụng tốt cho công trình có nền đất yếu. 37.Dùng móng cọc để giải quyết vấn đề gì chủ yếu ? •Hạn chế được biến dạng lún có trị số lớn, biến dạng không đồng đều của đất nền, đảm bảo ổn định khi có tải trọng ngang tác dụng, rút ngắn thời gian thi công, giảm bớt vật liệu xây dựng. 38.Ep cọc khi nào không cần ép tĩnh ? •Khi công trình ở ngoại vi thành phố không ảnh hưởng đến xung quanh. 39.Xác định móng trên nền đất, đá khác nhau như thế nào ? Khi nào phải thiết kế móng băng theo hai phương ? •Xác định móng trên nền đất là dựa vào tải tiêu chuẩn tính toán, theo trạng thái giới hạn II – Biến dạng độ lún. •Xác định móng trên nền đất đá là dựa vào tải tính toán, kiểm tra theo trạng thái giới hạn I – Cường độ (Không cần tính lún) •Khi tải trọng lớn, nền đất yếu thì ta thiết kế móng băng theo hai phương. 40.Nhà nhiều tầng trên nền đất yếu tránh giao động bằng cách nào ? •Khi tính toán ta chọn trường hợp bất lợi nhất, hệ số an toàn cao Không kinh tế. •Cách ly công trình với những dao động do tác động ngoài. •Khi tính theo sơ đồ phẳng thì ta chọn phương nào có dao động lớn để tính 41.Khi tính móng hộp thì dựa vào vấn đề gì ? •Khi tính móng hộp thì dựa vào biểu đồ nội lực của kết cấu mà tính. 14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 14 42.Cọc nhồi khác với cọc khoan nhồi như thế nào ? Cách xác định sức chịu tải của mỗi cọc ? Làm sao để kiểm tra chất lượng cọc nhồi và cọc khoan nhồi ? •Cọc nhồi là cọc BTCT được đổ vào một ống thép bịt đáy đặt tại chỗ bằng cách đóng (ép đất) và thu lại được sau khi đổ bê tông. •Cọc khoan nhồi là cọc được thi công bằng cách khoan lấy đất ra sau đó đặt lồng thép và đổ bê tông chiếm chỗ đất đã lấy ra. •- Cọc nhồi thì xác định sức chịu tải theo cường độ của đất và vật liệu •- Cọc khoan nhồi thì xác định sức chịu tải theo cường độ của vật liệu. •Để kiểm tra ta thường sử dụng : -Thăm dò động chất lượng cọc móng bằng phương pháp tiếng vọng âm (dội âm) -Thăm dò cọc và vách cọc bằng phương pháp siêu âm truyền qua -Thăm dò cọc và vách cọc bằng phương pháp tia Gamma truyền qua (Phương pháp nổi trội hơn các phương pháp khác) -Còn một vài phương pháp khác như phương pháp trở kháng cơ học … 43.Khi chọn tiết diện cọc dựa trên cơ sở nào ? Tại sao ? Trình tự thiết kế cọc ? •Chọn tiết diện cọc dựa trên chiều sâu chôn cọc (Chiều dài cọc), công suất, thiết bị vận chuyển và đóng cọc. Ngoài ra chiều dài tiết diện, cường độ vật liệu & cốt thép dọc có quan hệ chặt chẽ với nhau. •Trình tự thiết kế cọc sau khi xác định tải trọng truyền xuống móng : -Chọn vật liệu làm cọc và kết cấu cọc. -Chọn chiều sâu đặt đài cọc dựa vào điều kiện địa chất. -Xác định sức chịu tải của cọc. -Xác định sơ bộ kích thước đài cọc -Xác định số lượng cọc (Tải trọng kể thêm đất phủ trên đài và đài cọc) -Cấu tạo & tính toán đài cọc -Kiểm tra lực tác dụng lên cọc phải < sức chịu tải của cọc. -Kiểm tra lực tác dụng lên nền đất. -Kiểm tra độ lún của móng cọc. -Xác định độ chối thiết kế của cọc. -Kiểm tra cọc khi vận chuyển và cẩu lắp. 44.Phương pháp đóng cọc & đóng cọc khoan nhồi khác nhau như thế nào ? •Đóng cọc là dùng máy ép hoặc đóng xuống nền đất. 15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 15 •Khoan nhồi là khoan lấy đất lên tạo lỗ, sau đó đặt cốt thép & đổ bê tông. 45.Thế nào là nền Winkler ? Ưu và khuyết điểm ? •Nền Winkler giả thiết là tại mỗi điểm (Ở mặt đáy) của dầm trên nền đàn hồi, cường độ của tải trọng (R) tỷ lệ bậc nhất với độ lún (S) của nền (Độ lún này bằng độ võng của dầm s = y) Vậy R, C, Y (X) với C là hệ số nền. -Nền Winkler còn gọi là nền đàn hồi biến dạng cục bộ. -Mô hình là dãy vô số lò xo làm việc độc lập với nhau. •Ưu điểm :Đơn giản, tiện dụng trong tính toán, thiết kế gần đúng với thực tế được dùng ở những nền đất yếu, rất yếu. •Nhược điểm : -Không phản ánh được tính phân bố hay liên hệ được của đất nền vì đất có tính ma sát trong nên khi chịu tải trọng cục bộ thì đất có thể lôi kéo hay gây ra ảnh hưởng các vùng lân cận (ngoài phạm vi đặt tải) cùng làm việc chung. -Khi nền đồng nhất thì tải trọng phân bố đều liên tục trên dầm, thì theo mô hình này dầm sẽ lún đều và không biến dạng, nhưng thực ra khi tải trọng tác dụng phân bố đều thì dầm vẫn bị uốn (võng) ở giữa nên ảnh hưởng xung quanh nhiều hơn lún nhiều hơn ở những đầu dầm. -Khi móng tuyệt đối cứng, tải trọng đặt đối xứng thì móng sẽ lún đều theo mô hình này Ứng suất đáy móng sẽ phân bố đều nhưng theo đo đạc thực tế thì ứng suất cũng phân bố không đều. -Hệ số nền C có tính chất quy ước không rõ ràng, C không là một hằng số. 46.Hãy nêu trình tự thi công cọc nhồi ? Khi nào không cần kiểm tra xuyên thủng ? •Định vị trí đóng, cao độ. •Chuẩn bị máy ép. •Tiến hành nhồi đổ bê tông. •Rút ống lên •Khoảng cách giữa hai cọc là 3d & 6d; với d là đường kính lớn nhất của cọc. Nếu bố trí bé hơn thì biểu đồ áp lực ở mặt phẳng mũi cọc giữa các mũi cọc chồng lên nhau và sức chịu tải của nhóm cọc sẽ nhỏ hơn tổng sức chịu tải của mỗi cọc •Neo cọc vào đài cọc : -Chiều sâu cọc ngàm trong đài 15cm -Thép neo vào đài cọc : 25cm 30 thép chịu lực (thép gân) 40 thép chịu lực (thép trơn) 16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 16 •Cọc cách quá xa với mép đài không được nhỏ hơn 0,7d và 25cm vì như thế nó sẽ xảy ra hiện tượng xuyên thủng đài. •Không cần kiểm tra đâm thủng khi góc giữa cọc biên (mép ngoài cọc) với cạnh cột < 45o hay nói cách khác tháp chọc thủng phủ ngoài cọc biên 47.Dùng cách nào để kiểm tra độ sâu cọc ? •Trước khi đóng cọc ta vạch những mức thước sẵn, khi đóng nhìn vào kiểm tra. 48.Cọc BTCT đóng từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong ? •Khi đóng thì ta đóng theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. 49.Khi nào cần tính độ chối ? •Khi cần kiểm tra khả năng chịu tác dụng của tải trọng công trình (Nếu độ chối thực tế < độ chối thiết kế thì cọc có khả năng chịu được tác dụng của tải trọng; Nếu độ chối thực tế > độ chối thiết kế thì cần bổ sung hoặc thiết kế lại cọc trong móng) •Lưu ý : độ chối thiết kế và cao trình thiết kế 50.Cọc dưới vách cứng & dưới móng có khác nhau không ? Móng như thế nào được xem là móng tuyệt đối cứng ? •Không khác nhau vì cách làm việc của cọc như nhau •Móng được xem là tuyệt đối cứng là khi móng không hoàn toàn chịu uốn (móng cứng là móng chịu uốn rất ít hay nói cách khác là rất nhỏ) Câu 51: Khi nào dùng liên kết cứng, khi nào dùng liên kết khớp ? Dùng liên kết cứng khi kết cấu là một hệ siêu tĩnh. Dùng liên kết khớp khi kết cấu là một hệ tĩnh định. Câu 52: Dùng móng cọc giải quyết vấn đề gì là chủ yếu ? Hạn chế được biến dạng lún có trị số lớn, biến dạng không đồng đều của nền, đảm bảo ổn định khi có tải trọng ngang tác dụng, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm được vật liệu trong thi công. Câu 53: ép cọc khi nào không cần ép tĩnh ? Khi công trình ở ngoại vi thành phố không ảnh hưởng đến xung quanh. Câu 54: Xác định móng trên nền đất, đá khác nhau như thế nào ? Khi nào phải thiết kế móng băng theo hai phương ? Xác định móng trên nền đất dựa vào tải trọng tiêu chuẩn tính toán theo trạng thái giới hạn II biến dạng (độ lún). Xác định móng trên nền đá là dựa vào tải trọng tính toán, kiểm tra theo trạng thái giới hạn cường độ (không cần tính lún). Khi tải trọng lớn, nền đất yếu thì ta thiết kế móng băng theo hai phương. 17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 17 Câu 55: Nhà nhiều tầng trên nền đất yếu tránh dao động bằng cách nào ? Khi tính toán ta chon trường hợp bất lợi nhất, hệ số an toàn cao ? không kinh tế. Cách ly công trình với những giao động do tác động ngoài. Khi tính theo sơ đồ phẳng thì ta chọn phương nào có dao động lớn nhất để tính. Câu 56: Khi tính móng hộp dựa vào vấn đề gì ? Khi tính móng hộp dựa vào biểu đồ nội lực của kết cấu mà tính. Câu 57: Khi chon tiết diện cọc dựa trên cơ sở nào ? Tại sao ? Trình tự thiết kế cọc? Chọn tiết diện cọc dựa trên chiều sâu chôn cọc (chiều dài cọc), công suất thiết bị vận chuyển và móng cọc. Ngoài ra chiều dài tiết diện, cường độ vật liệu và cốt thép dọc có quan hệ chặt chẽ với nhau. *Giải thích tại sao: Trình tự thiết kế cọc sau khi xác định tải trọng truyền xuống móng. +Chọn vật liệu làm cọc và kết cấu móng +Chọn chiều sâu đặt đài cọc dựa vào điều kiện địa chất. +Xác định sức chịu tải của cọc +Xác định sơ bộ kích thước đài cọc +Xác định số lượng cọc (lúc này tải trọng phải kể thêm đất phủ trên đài và đài cọc) +Cấu tạo và tính toán đài cọc +Kiểm tra lực tác dụng lên cọc phải nhỏ hơn sức chịu tải của cọc +Kiểm tra lực tác dụng lên nền đất +Kiểm tra độ lún của móng cọc +Xác định độ chối thiết kế của cọc +Kiểm tra cọc khi vận chuyển và cẩu lắp Câu 58: Phương pháp đóng cọc và cọc khoan nhồi khác nhau như thế nào ? +Đóng cọc: dùng máy ép hoặc đóng xuống nền đất +Khoan nhồi: khoan lấy đất lên tạo lỗ, sau đó đặt cốt thép và đổ bê tông. Câu 59: Dùng cách nào để kiểm tra độ sâu cọc ? Trước khi đóng cọc trên cọc ta vạch những mực thước sâu, khi đóng nhìn vào kiểm tra. Câu 60: Cọc đóng từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong ? 18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 18 Khi đóng cọc thì ta đóng cọc theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Câu 61: Khi nào cần tính độ chối ? Khi cần kiểm tra khả năng chịu tác dụng của tải trọng công trình (nếu độ chối thực tế nhỏ hơn độ chối thiết kế thì cọc có khả năng chịu được tác dụng của tải trọng). Nếu độ chối thực tế lớn hơn độ chối thiết kế thì cần bổ sung hoặc thiết kế lại cọc trong móng. Câu 62: Làm thế nào để biết cọc chịu uốn ? Khi tải trọng ngang rất lớn. Khi thi công cọc ép, nối cọc theo phương pháp hàn bản thép nối với bản thép chờ sẵn và định vị bằng cọc tim chờ sẵn. âp lực ép chọn bằng 1,3 ? 2 lần sức chịu tải tính toán của cọc là hợp lý. Dùng đai xoắn nhằm tăng cường khả năng chịu chấn động khi đóng cọc, đại này chịu lực tốt nhưng thi công khó. Câu 63: Cọc dưới vách cứng và dưới móng có khác nhau không ? Không khác nhau vì cách làm việc của cọc như nhau. Móng được xem là tuyệt đối cứng: là khi móng hoàn toàn không chịu uốn ( móng cứng là móng chịu uốn rất ít hay nói cách khác là rất nhỏ ). Câu 64: Tại sao bố trí cốt thép đều trong cọc ? Tại sao đầu cọc phải đặt cốt đai dày ? Bố trí thép đều trong cọc là vì khi cẩu lắp có mômen âm và dương ? chịu được cả hai. Đầu cọc đặt cốt đai dày nhằm tăng khả năng chịu tải khi đóng (tải trọng cục bộ) ? tránh vỡ đầu cọc. Câu 65: Móng băng khi tính toán nguyên hệ và chia ra thành các phần khác nhau thì cách nào là hợp lý và kinh tế? Móng băng khi tính nguyên hệ thì hợp lý hơn và kinh tế hơn. Điều kiện để bỏ đầu thừa của móng băng là: +Ngay tại các khe lún +Ngay tại cột đầu tiên ( do M = 0) +Thi công cổ cột móng băng trên một khối không bị nứt. Câu 66: Móng băng và móng đơn có gì khác nhau ? (ưu, khuyết điểm, giá thành, độ ổn định ). Căn cứ vào hồ sơ địa chất ( hố khoan, tính chất cơ lý của đất ). Căn cứ vào cao độ qui hoạch của khu và cao độ thiết kế của công trình. Câu 67: H•y nêu sự khác nhau giữa móng băng và móng kép ? 19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 19 Móng băng là móng có sườn, tải trọng phân bố trên chiều dài sườn ( phản lực nền ) Móng kép là móng không có sườn, bản chịu lực, tải trọng tác dụng tập trung giống như móng đơn. Câu 68: Khi tính biến dạng nền phải chấp nhận giả thiết gì ? Độ lún tính toán Stt ? ?S ? Câu 69: Vị trí và dầm giằng phải bố trí như thế nào đối với khung bên trên và móng bên dưới cho hợp lý ? Dầm giằng bố trí ngay tại mối nối giữa cốt thép dọc của cột và thép chờ của cột chôn sẵn trong móng, chỗ nối thép này được chọn ở nơi thuận tiện cho thi công có thể ở ngay mặt móng hoặc có thể ở mặt nền nhà. Câu 70: H•y nêu sự khác nhau giữa lún và lún lệch ? Lún là độ biến dạng của nền đất khi chịu tải trọng. Lún lệch là sự chênh lệch độ biến dạng của nền móng khi chịu tải trọng. Lún lệch nguy hiểm hơn nó sẽ gây phá hoại kết cấu công trình. Câu 71: Lực cắt khác với lực xuyên thủng như thế nào ? Lực cắt là nội lực của kết cấu sinh ra do ứng suất tiếp trong quá trình chịu tải. Xuyên thủng là lực dọc ( nội lực ) sinh ra do ứng suất kéo chính. Câu 72: Căn cứ vào cơ sở nào để chọn lớp đất đắp ? Lớp đất gia tải ? Nếu là cọc đầu tiên thì nhổ lên rồi khoan mổi cho qua khỏi lớp đó sau đó đóng đủ độ sâu theo thiết kế. Nếu là cọc thử thì ta đập bỏ đầu cọc coi như đến đó là đạt và đóng tiếp cho cọc hàng kế. Nếu hàng nào cũng vậy ( thường 2 ? 3 hàng ) phải xem xét tính toán lại. Câu 73: Thế náo là nền WRINKLER ? ưu và khuyết điểm ? Nền WRINKLER là phương pháp hệ số nền giả thiết là tại mỗi điểm ở mặt đáy móng của dầm trên nền đàn hồi, cường độ của tải trọng ( R ) tỷ lệ bậc nhất với độ lún ( độ lún này bằng độ võng của dầm s = y ) như vậy R, C, Y, ( X ) với C là hệ số nền. +Nền WRINKLER còn gọi là nền đàn hồi biến dạng cục bộ. +Mô hình là d•y vô số lò so làm việc độc lập với nhau. -ưu điểm: Đơn giản, tiện dụng trong tính toán, thiết kế gần đúng với thực tế được dùng ở những nền đất yếu, rất yếu. -Nhược điểm: 20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 20 Không phản ánh được tính phân phối hay liên hệ được của đất nền vì đất có tính ma sát trong nền khi chịu trọng tải cục bộ thì đất có thể lôi kéo hay gây ra lún vùng lân cận ( ngoài phạm vi đặt tải ) cùng làm việc chung. +Khi nền đất đồng nhất thì trọng tải phân bố đều liên tục trên dầm, theo mô hình này dầm sẽ lún đều và biến dạng nhưng thực ra khi trọng tải tác dụng phân bố đều thì dầm vẫn bị uốn ( võng ) ở giữa nên ảnh hưởng xung quanh nhiều hơn như vậy sẽ lún nhiều hơn ở đầu dầm. +Khi móng tuyệt đối cứng, tải trọng đặt đối xứng thì móng sẽ lún đệu theo mô hình này như vậy ứng suất đáy mong sẽ phân bố đều nhưng theo đo đạc thực tế thi ứng suất phân bố không đều. +Hệ số nền C có tính chất qui ước không rõ ràng, C không phải là một hằng số. Câu 74: Tại sao khi móng cọc đài cao ? Dải thấp ? Cách kiểm tra xuyên thủng ? Tính móng cọc đài cao khi công trình nằm ở nơi đất thấp, nhiều nước khó thi công đài, cần phải thi công nhanh, gấp rút móng. Tính móng cọc đài thấp khi công trình nằm ở những nơi đất cao, mực nước ngầm sâu, tuy nhiên vật liệu và tải trọng nhiều nhưng bù lại thì móng cọc đài thấp ổn định hơn. +Kiểm tra xuyên thủng: Nếu cọc nằm trong phạm vi hình tháp ép lõm thì không cần kiểm tra Nếu kiểm tra thì Pct < 0,752.k1.h.b. Câu 75: Khi đóng cọc gặp phải một lớp đất hay một lớp nào khác mà cọc không thể vượt qua thì phải xử lý như thế nào ? Móng đơn thiết kế thi công đơn giản, giá thành rẻ nhưng chỉ sử dụng được cho những công trình có tải trọng nhỏ, nền đất tương đối tốt. Móng băng tính toán thi công phức tạp hơn, giá thành cao ? ổn định hơn sử dụng cho những công trình có tải trọng tương đối lớn, nền đất yếu. Câu 76: Tại sao khi thiết kế móng băng thường chọn bản móng nằm dưới, dầm móng nằm trên ? Khi tính móng băng ta tính như dầm chư T cho nên đối với trường hợp tính trên mô hình WRINKLER thì ngay chân cột đáy móng chịu kéo, ngay giữa nhịp đáy móng chịu nén do đó ta thiết kế bản móng nằm dưới ( cánh chữ T nằm trong vùng chịu nén) sẽ tiết kiệm vật liệu hơn và tăng cường độ chịu nén của kết cấu hơn, hợp lý hơn. Đà móng nằm trên là do mặt trên đà chịu kéo mà bê tông không tính cho chịu kéo nên về mặt cường độ có giá trị tiết như tiết diện chữ nhật ( bxh ) nên bố trí như vậy là hợp lý về mặt tính toán và biểu đồ sẽ tiết kiệm được vật liệu. 21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 21 +Chú ý: Khi thiết kế móng băng mà bản móng nằm trên, dầm móng nằm dưới là dựa vào biểu đồ nội lực của kết cấu, khi toàn bộ kết cấu chịu kéo ? tiết diện làm việc là ( bcxli ) không phải là ( b x h ). +Chú ý khi giải FEAP -Đối với consol : người ta đưa về dạng một lực tập trung và một mô momen tại ngay nút consol ( mục đích để giảm bớt số nút phần tử, đơn giản tính toán, nhưng nếu để nguyên cũng được ). -Đối với các liên kết biên: tải tại nút các liên kết biên, chỉ đặt được theo các phương tự do, còn các phương bị khoá thì không đặt được. Ví dụ: Liên kết biên là ngàm tại nút không đặt tải P và M được. Liên kết biên là gối cố định thì tại nút không đặt tải P được nhưng M thì được. Liên kết biên là gối di động thì tại nút không đặt tải P theo phương Y được, nhưng theo phương X và M thì được. Câu 77: Thép móng và thép sàn là thép chịu uốn hay chịu cắt ? Thép móng và thép sàn là thép chịu uốn . Khoảng cách <20(cm)khi chiều dày bản h? 10(cm) Khoảng cách <15(cm)khi chiều dày bản h?15(cm) Để dễ đổ bê tông thì khoảng cách cốt thép không được nhỏ hơn7(cm) Số lượng cốt thép phân bố không ít hơn 10%,cốt thép chịu lực thường sử dụng ỉ8 Cốt thép chịu lực cho sàn thường từ ??6?12 (cm). Khoảngcách cốt thép là khoảng cách giữa hai trục cốt thép Câu 78: Muốn chống thấm khe lún (khe co gi•n) ta làm như thế naò? Đối với trên mái : _Ngay tại khe lún ta xây (hoặc đổ bê tông) hai bên một gờ cao >30(cm) _Sau đó dùng mũ bê tông hình chữ U chụp ngoài hai gờ rồi tổtát chống thấm bình thường ,mũ bêtông này chỉ đặt lên gờ chứ không liên kết cứng với gờ Đối với sàn dưới : _Khi đổ bê tông ta chừa mỗi bên một bu lông chôn sẵn trong bê tông . _Sau khi lót lớp phủ sàn (lót gạch ,láng …) chỗ khe lún ta phủ một lớp chất dẻo (sika…) sau đó trên mặt phủ một lớp đồng nữa . Câu 79: Thế nào là tải trọng tính toán ?tải trọng tiêu chuẩn? Tải trọng tiêu chuẩn : là tải trọng khi sử dụng trong điều kiện bình thường Tải trọng tính toán: là tích số của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số an toàn. 22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 22 n: là hệ số an toàn của tải trọng kể tới các trường hợp làm cho kết cấu nguy hiểm hơn không như lúc sử dụng bình thường . Ví dụ: khi ta tính toán dầm sàn ta phải lường trước trường hợp tải trọng tăng lên so với lúc bình thường khi đó n > 1, trong thực tế có khi n < 1 kết cấu lại nguy hiểm hơn, như lúc ta tính sự ổn định của đài nước để đảm bảo không bị nghiêng, đổ thì khi đó tính trọng lượng đài nước ở trạng thái nhẹ hơn bình thường . Nhà cao mấy tầng trở lên thì đươc xem là nhà cao mấy loại I ? Nhà cao từ 9 tầng trở lên thì đựoc xem là nhà cao tầng loại I. Câu 81 :Sơ đồ kết cấu cứng là gì ? Là những nhà và công trình mà kết cấu của nó có khả năng đặc biệt để chịu nội lực gấy ra bởi biến dạng của nền . Câu 81:Móng cứng là gì ?Móng tuyệt đối cứng là gì ? Móng cứng là móng chỉ chịu lực nén (móng đá hộc, móng gạch …) móng cứng không xét đến khả năng chịu kéo do uốn của vật liệu lằm móng, góc mở ? của móng cứng nhỏ hơn hoặc bằng ?max, tức là tỷ số H/L không nhỏ hơn trị số nêu trong qui phạm cotg? ? 2 (với ?=300) -Móng tuyệt đối cứng là móng làm bằng bê tông đá hộc, gạch. Các loại móng này cấu tạo sao cho không xuất hiện ứng xuất kéo trong chânmóng làm cho móng bị nứt, muốn vậy thì phải lấy cotg?=H/L. Câu 82 : Chiều dài đoạn cốt thép chôn vào móng dài bao nhiêu ? Đoạn cốt thép chôn vào móng với các thanh chôn sâu vào suốt chiều cao và chiều dài bằng 30d (kể cả đoạn bẻ ngang). Đoạn thép khung nối vào thép chờ ?30 d Câu 83: Tại sao gọi là nền đàn hồi ?Tính dầm trên nền đàn hồi ? -Nền đàn hồi : sử dụng khi côngtrình đặt trên đất mềm, dưới tác dụng của tải trọng công trình, nền đất có biến dạng lớn làm cho công trình bên trên cũng bị biến dạng theo, do đó gây ra các ứng lực trong kết cấu của công trình, các nền đất có biến dạng lớn người ta gọi là nền đàn hồi. -Dầm trên nền đàn hồi: dầm được đằt trên nền đàn hồi gọi là dầm trên nền đàn hồi (móng băng được gọi là móng dầm ). +Tại sao gọi là tính dầm trên nền đàn hồi ? -Tính toán trạng thái ứng suất, biến dạng của công trình xây dựng trong điều kiện cùng làm việc với nền mềm ( nghĩa là cùng biến dạng với nền ) được gọi là tính toàn dầm ( kết cầu ) trên nền đàn hồi. +Khi nào thì tính dầm trên nền đàn hồi ? 23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 23 -Khi kết cấu có độ cứng hữu hạn người ta quen gọi là kết cầu mềm ( EJ = 0 ), khi nền biến dạng kết cấu trên nền phát sinh nội lực ( do biến dạng ): móng băng -Kết cấu mềm tuyệt đối ( EJ = 0 ) khi nền biến dạng thì kết cấu biến dạng theo, vì vậy mà trong kết cấu không sinh nội lực. -Kết cấu cứng tuyệt đối ( EJ = ?) dù nền biến dạng thế nào thì kết cấu không biến dạng gì, nhưng thật ra có biến dạng nhỏ có thể bỏ qua được ( như: trụ cầu, móng mái, kiểu ống khói ). -Khi kiểm tra điều kiện áp lực nhằm đảm bảo cho vùng biến dạng dẻo trong nền hơi biến dạng. Pth < Rtc Pmax ? 1,2.Rtc Do đó có thể coi nền là biến dạng tuyến tínhvà chỉ khi nền la biến dạng tuyến thì mới xác định được ứng suất trong nền theo cac công thức của lý thuyết đàn hồi va mới tính được biến dạng của đất nền theo các phương pháp hiện nay. +Các mô hình nền đất: Mô hinh WRINKLER. Mô hình bán không gian đàn hồi. Mô hình nền móng. Mô hình nền tạm. Mô hình đàn hồi với hai hệ số nén. Mô hình lớp đàn hồi hữu hạn. +Tại sao tính dầm đàn hồi trên nền WRINKLER ? Đối với những nền đất mềm mô hình WRIKLER phủ hợp, gần đúng với thực tế, vừa đơn giản, vừa tiện dụng trong tính toán thiết kế. Trong điều kiện nước ta ở những vùng đồng bằng sông Hồng, sông cửu Long đất mềm chứa nhiều nước, mực nước ngầm cao: Tính phân phối đất yếu do đó ta chọn mô hình nền đất là mô hình WRINKLER . Câu 84: Khi nào thì sơ đồ tính toàn móng băng là dầm liên tục ? Đó là khi kết cấu bên trên tuyệt đối cưng ( EJ = ?), nhưng điều này thực tế không sảy ra vì kết cấu phần trên không tuyệt đối cứng. Câu 85: Khi chọn chiều sâu chôn móng thì chon theo điều kiện nào ? Khi chọn chiều sâu chôn móng thường chọn bằng 1/15 đến 1/12 lần chiều cao ngôi nhà. Câu 86: Trong tính toán nền móng thì các chỉ tiêu nào phải lấy chỉ tiêu tính toán ? Các chỉ têu như: ?, ?, ?, ?, ?, e, … phải lấy chỉ tiêu tính toán. 24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG Tổng hợp tại lớp chọn 58xd8.NUCE 24 Câu 87: Tại sao khi thiết kế nền móng lại sử dụng tải tiêu chuẩn ? Khi thiết kế nền móng ( lựa chọn kích thước của móng ) là việc kiểm tra biến dạng, xác định theo tính toán không được vượt quá trị số giới hạn do các qui phạm qui định để đảm bảo điều kiện bình thường của móng. Hiện tượng vượt tải ( khi tính tải trọng tính toán ), trong sử dụng thường gây ra trong thời gian ngắn nên không cần kể đến khi tính toán theo trạng thái giới hạn về biến dạng mà chỉ dùng tải trọng tiêu chuẩn. Các nền đất cứng 1/2 đất, 1/2 đá khi chịu tải sẽ đạt tới trạng thái thứ I, trước khi suất hiện trạng thái II. Các nền đất mềm ngược lại gây ra biến dạng rất lớn dù tải trọng còn rất nhỏ, đối với điều kiện vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long đất mềm chủ yếu tính theo trạng thái giới hạn II là giới hạn về biến dạng ( phần xử lý địa chất chọn ? = 0.85 ). Câu 88: Tính hệ số nền có mấy cách ? Tính hệ số nền có hai cách: +Cách 1: tin cậy, chính xác là dùng thí nghiệm nén. +Cách 2: dựa vào bảng tra. Câu 89: H•y nêu trình tự tính toán móng băng và móng đơn ? Chọn kích thước sơ bộ để tính Rtc. Chọn kích thước chịu tải. Kiểm tra ?tb, ?max, ?min, < Rtc ( 1.2Rtc ). Tính và bố trí thép. Câu 90: Có mấy sơ đồ tính khung ? Có hai sơ đồ xác đinh nội lực khi tính khung: +Sơ đồ đàn hồi. +Sơ đồ biến dạng dẻo. Câu 91: Có mấy loại liên kết nút khung ? ư khuyết điểm của nó ? Liên kết cứng (ngàm): độ cứng của khung cao, biến dạng ít, mômen uốn phân bố ra đều đặn hơn ở giữ nút và các thanh, do đó các thanh làm việc hợp lý hơn, làm được nhịp lớn hơn (nếu cột liên kết cứng với móng thường là đơn giản, phổ biến nhất mômen tại chân cột lớn ? tiết diện móng lớn). Khung toàn khối là được cấu tạo với nút cứng. Liên kết khớp: độ cứng của khung lớn, tải trọng gây ra mômen lớn cho bộ phận trực tiếp chịu tác dụng của nó, mômen tập trung vào giữa và chân cột, các tiết diện đó chịu nội lực lớn, thanh làm việc ít hợp lý ( n?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án