Bài Văn Nghị Luận Văn Học Sinh Lớp 11, Kỹ Năng Làm Bài Nghị Luận Văn Học

*

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LÀ GÌ?

Nghị luận văn học là gì? Đây là một câu hỏi mà có khá nhiều học sinh sinh viên theo học khối D quan tâm. Đặc biệt đối với những bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ thi cuối kì thì việc tìm hiểu kĩ về kiến thức nghị luận văn học là gì? sẽ giúp cải thiện được điểm số khá nhiều. Sau đây thì Luận Văn Panda sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức về văn nghị luận mà chúng tôi biết được.

Đang xem: Bài văn nghị luận văn học

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Nghị Luận Văn Học Là Gì ?

Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc thuyết phục người khác về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào là sao. Trong văn nghị luận ta sẽ gọi thái độ là tình, còn ý kiến là lý. Để thuyết phục được ý kiến của mình thì chúng ta cần có phải có lập luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng, có như vậy thì mọi người mới cảm thấy thuyết phục và đồng ý với quan điểm của mình.

Một số yêu cầu chung cần nắm khi viết một bài văn nghị luận

*

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LÀ GÌ?Bài văn nghị luận cần phải đúng hướng, phải có trật tự, mạch lạc, câu từ phải trong, sáng sinh động và không kém phần hấp dẫn. Một số thao tác chính của bài văn nghị luận là giải thích, chứng minh, phân tích và luận.Còn đối với nghị luận văn học thì là dạng đưa ra các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm.Khi làm bài nghị luận văn học thì chúng ta cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm, tác giả.Đối với thơ thì cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc.Đối với tác phẩm văn xuôi thì chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng cần chính xác, chọn lọc, chú ý đến các giá trị: nhân đạo, tình huống truyện.

Các bước để làm một bài nghị luận văn học

Trước khi làm thì chúng ta phải bỏ ra chút ít thời gian để tìm hiểu về nội dung của đề bài. Làm từng bước như vậy sẽ giúp các bạn phân tích được hết những câu hỏi mà đề bài yêu cầu .

Tìm hiểu đề

Thông thường thì sẽ có hai dạng đề bài: với dạng đề nổi thì chúng ta sẽ dễ dàng nhật biết được trên câu chữ ,chỉ cần gạch chân là có thể làm dễ dàng. Đối với đề chìm thì các bạn cần nhớ lại nội dung của các tác phẩm đã học, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định mục tiêu đề bài.

Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý: Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm đó, những giá trị này đã được thầy cô giảng rất kỹ trên lớp học .

Lập dàn ý: Sau khi tìm được ý ở bước trên thì bạn cần phác họa ra 2 dàn ý sơ lược và sau đó triển khai dàn ý thành 3 phần khác nhau.

Các thao tác nghị luận chính

Đề bài thường yêu cầu các bạn phải làm theo 1 trong 3 thao tác sau đây: giải thích, chứng minh hay bình luận.

Thao tác giải thích

+ Các yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những câu nói có hàm ý súc tích nhằm tìm hiểu cũng như lý giải các nội dung bên trong câu nói đó. Làm sáng tỏ, giảng giải một cách tường tận vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 Bài 40 : Vệ Sinh Hệ Bài Tiết Nước Tiểu

+ Công việc cụ thể:

Để vấn đề được sáng tỏ, ta phải bắt tay vào lý giải những từ ngữ, điển tích, khái niệm, tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị để hiểu được rõ điều người ta muốn và cái lẽ khiến cho người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, dùng lý lẽ để phân tích và lý giải là hoạt động chủ yếu chủ yếu, vừa dùng các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn có tính biện chứng nhằm chống lại các cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, hoặc không hiểu hết ý

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để áp dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng theo cách sử dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

– Làm sáng tỏ tất cả điều mà người ta muốn nhắc đến.(giải thích)– Trả lời vì sao người ta có ý nói như vậy?(tại sao?)– Rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

Thao tác chứng minh

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh, không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn các dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần chứng minh). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích – chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại… miễn sao phù hợp và logic.

Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

– Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được kể đến .– Đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ cụ thể để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.– Đưa ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

Thao tác bình luận

Đây là thao tác có tính gói gọn vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của việc giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô động, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận – mở rộng ra vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét thật kĩ luận đề để từ đó có được một thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

– Nhất trí hoàn toàn .– Nhất trí một phần.– Bác bỏ.

Xem thêm: Giáo Trình Excel Xây Dựng Trên Excel Và Tính Toán Kỹ Thuật: Phần 1

Sau đó, ta bình luận – mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn