Phân Tích Bài Văn Mẫu Bạch Đằng Giang Phú Sông Bạch Đằng Siêu Hay

Các em hãy cùng tham khảo bài phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu để cùng ôn lại những trang sử vẻ vang của dân tộc và tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc của nhân vật khách trước sự anh dũng, vẻ vang ấy của ông cha.

Đang xem: Bài văn mẫu bạch đằng giang phú

Đề bài: Anh/chị hãy Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu để thấy được niềm tự hào của nhân vật khách trước lịch sử vẻ vang của ông cha ta.

*

Bài văn Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu 

I. Dàn ý Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”: “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả Trương Hán Siêu đã bằng những hoài niệm quá khứ qua đó thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng.

2. Thân bài

– Cảm xúc của nhân vật khách về cảnh sông nước Bạch Đằng:+ Hành trình du ngoạn của nhân vật khách+ Cảnh sắc trên sông Bạch Đằng+ Tâm trạng của nhân vật khách

– Lời kể của các bô lão về chiến tích trên sông Bạch Đằng…(Còn tiếp)

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

“Phú sông Bạch Đằng” – một tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả Trương Hán Siêu đã bằng những hoài niệm quá khứ để thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng. Có thể nói bài phú chứa đựng những giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc, đó là truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta.

Xem thêm: Cách Tính Cao Độ Máy Thủy Bình Và Tính Cao Độ Chi Tiết, Cách Đo Cao Độ Bằng Máy Thủy Bình (Chuẩn Nhất)

Mở đầu bài Phú sông Bạch Đằng là lời giới thiệu nhân vật “khách”, thực tế đây chính là tác giả, một người có tâm hồn ưa du ngoạn, khám phá và tự do phóng khoáng:

“Khách có kẻ:Giương buồm giong gió chơi vơi,Lướt bể chơi trăng mải miết”

Trong hành trình du ngoạn cả thực tế và trong tưởng tượng của mình, nhân vật khách đã đi qua biết bao danh lam thắng cảnh, bao gồm cả của Trung Quốc (Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng,…) và Đại Việt ta (Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng,…). Khi dừng chân trên sông Bạch Đằng, nhân vật khách đã được đắm chìm trong không gian cảnh sắc muôn màu của sông Bạch Đằng:

“Bát ngát sóng kình muôn dặm…Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”

Vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên nơi chiến tích sông Bạch Đằng vừa mang vẻ hùng vĩ với hình ảnh “sóng kình muôn dặm” lại có vẻ kỳ vĩ tráng lệ với đuôi trĩ một màu thướt tha, bên cạnh đó còn ẩn chứa nét huyền ảo đầy thơ mộng “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”, vẻ đẹp của không gian đất trời vào độ chín nhất, bầu trời mặt nước cùng một màu xanh. Tuy nhiên, là nơi chiến tích xưa nên cảnh sông Bạch Đằng không thiếu đi vẻ hoang vu, đìu hiu, những hàng lau sợi bên sông cực tả vẻ hoang vu, lạnh lẽo, thêm vào đó là cảnh “giáo gãy, xương khô” nơi chiến trường xưa đẫm máu. Vị khách đứng trước cảnh tượng ấy không khỏi buồn thương và nuối tiếc trước sự thay đổi của cảnh vật và thương xót cho những người đã ngã xuống nơi đây. Hình tượng các bô lão xuất hiện đã mang đến những câu chuyện kể về chiến tích trên sông Bạch Đằng:

“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô MãCũng là bãi đất xưa, Ngô chúa phá Hoằng Thao…”

Các bô lão không chỉ kể ra các chiến công tiêu biểu lừng lẫy lịch sử mà còn tái hiện lại khung cảnh chiến trường xưa một cách hào hùng, chân thực và sống động “thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới”, “hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”, hơn thế các bô lão còn kể lại diễn biến trận đánh cho thấy đây là một trận đánh quyết liệt, căng thẳng “nhật nguyệt chừ phải mờ”, “trời đất chừ sắp đổi”, quân giặc là những kẻ hống hách, hung tàn và ngạo mạn đã phải chịu thất bại thảm hại, nhục nhã ê chề “nước sông tuy chảy hoài” mà “nhục quân thù khôn rửa nổi!”. Sau thời khắc sống lại những giây phút hào hùng thắng lợi của quân dân ta, các bô lão đã nhận định về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi:

“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trởCũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”

Trong đó, ba yếu tố được nhấn mạnh đến chính là thiên thời – địa lợi – nhân hòa, vai trò của con người là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt hình ảnh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được so sánh với những người hùng thế hệ xưa như một lời khẳng định sức mạnh, sự anh minh, tài năng lãnh đạo nghĩa quân của ông “Bởi đại vương coi thế giặc nhàn”. Trong bài phú, riêng hai bài ca cuối bài được chuyển sang thể lục bát, đó là bài ca của các bô lão và lời ca của kẻ khách:

“Sông Đằng một dải dài ghê…Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

“Anh minh hai vị thánh quân…Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

Lời ca của các bô lão đã ca ngợi hình tượng con sông Bạch Đằng mênh mông, rộng lớn và hiểm trở, thể hiện niềm tự hào về dòng sông lịch sử, đồng thời khẳng định một quy luật tất yếu muôn đời kẻ bất nghĩa sẽ tiêu vong, người anh hùng sẽ được lưu danh muôn đời. Còn lời ca của kẻ khách nối tiếp niềm tự hào đó, ca ngợi sự anh minh của Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông mang đến sự thanh bình yên ổn muôn thuở sau này của dân tộc.

Qua bài “Bạch Đằng giang phú”, người đọc nói chung và nhân dân Việt Nam ta nói riêng được ôn lại những trang lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng, củng cố thêm niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Đồng thời người đọc có ấn tượng sâu sắc bởi đây là bài phú viết bằng chữ Hán được xếp vào loại hay bậc nhất văn học trung đại Việt Nam.

Xem thêm: Thuyết Trình Về Phương Tiện Truyền Thông, Phương Tiện Truyền Thông

—————–HẾT——————

https://lingocard.vn/phan-tich-bai-phu-song-bach-dang-cua-truong-han-sieu-47541n.aspx Bên cạnh bài Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng trên đây, khi học và tìm hiểu về bài thơ này, các em không nên bỏ qua: Thuyết minh về hình tượng nhân vật khách trong đoạn đầu của văn bản Phú Sông Bạch Đằng, Phân tích cảm hứng yêu nước trong bài Phú sông Bạch Đằng, Cảm nhận về lòng yêu nước của Trương Hán Siêu trong bài Phú sông Bạch Đằng, Phân tích hình tượng nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu