Bài Văn Khấn Mẫu Thượng Ngàn (Ban Sơn Trang) Tết Tân Sửu 2021

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền về sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện tới đấng siêu nhân, siêu trần có thể bù đắp cho những hạn chế trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Niềm tin ấy, tâm linh ấy một khi được giải tỏa nó sẽ có những tác dụng không nhỏ trong cuộc sống, nhiều khi còn có tác dụng làm thúc giục cả một cộng đồng người phát triển đi lên.

Đang xem: Bài văn khấn mẫu thượng ngàn

Xưa Đức Khổng Tử từng dạy bảo rằng, đối với quỷ thần thì phải “Kính quỷ thần nhi viễn chi” nghĩa là tôn kính quỷ thần nhưng cũng nên giữ một khoảng cách nhất định, không được suồng sã. Có lẽ quá gần quỷ thần thì dễ sinh ra mê tín quỷ thần, phó thác mình cho số phận an bài chăng, xem ra lời dạy của Đức Khổng Tử cũng không phải là không cần thiết đối với người thực hành tín ngưỡng tại những nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ hiện nay. Người thi hành tín ngưỡng phải là những người có “tâm thành” “tâm động” để quỷ “thần tri” và cũng phải là người trong sạch từ bên trong đến hình thức bên ngoài. Nghiên cứu các bài khấn nôm truyền thống chúng tôi thấy nét nổi bật và được lặp đi lặp lại ở tất cả các bài khấn dù ở bất kỳ Đình, Đền, Miếu, Phủ nào đều là những lời cầu khấn mong cho bản thân, bố mẹ, gia đình, xã hội, đất nước… được “an khang thịnh vượng”, “biến hung thành cát”, “anh em, con cháu thuận hòa”, “được giải trừ tội lỗi”… Và các bài khấn đều thể hiện sự thành kính ngưỡng mộ những tôn thần có công với đất nước. Ấy cũng là nét rất đẹp của con người Việt Nam thể hiện qua các bài văn khấn tại nơi Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Lâm Cung Thánh Mẫu hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong ba vị mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, cạnh đình, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mẫu Liễu và Mẫu Thoải hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng tam phủ hay tứ phủ.

Bài này dùng để lễ Mẫu Thượng Ngàn ở Đình, Đền, Miếu.

Xem thêm: Cách Giải Bất Phương Trình Chứa Ẩn Ở Mẫu, Giải Bất Phương Trình Chứa Ẩn Ở Mẫu Lớp 8

*

Văn khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn

Nội dung bài Văn khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Na mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con dốc lòng kính lạy Đức chúa thượng ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường sơn tinh công chúa Lê Đại Mại Vương ngọc điện hạ.

Kính lạy:

Đức Thượng ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam giao.Chư tiên, chư thánh chư thần, bát bộ sơn trang, mười hai tiên nương, văn võ thị vệ, thánh cô thánh cậu, ngũ hổ bạch xà đại tướng.

Hương tử con là:……………

Ngụ tại:……………

Nhân tiết……………chúng con thân đến……………phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện.

Xem thêm: Các Phương Pháp Nghiên Cứu Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ, Phương Pháp Nghiên Cứu Khi Làm Luận Văn

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Cẩn tấu 

Trên đây là bài viết tổng hợp về Văn khấn lễ Mẫu Thượng Ngàn. Để xem thêm các bài viết khác về văn khấn như Văn khấn lễ Thánh mẫuVăn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, MiếuVăn khấn tại đền mời các bạn xem tại chủ đề “Văn khấn”, chuyên mục “Tâm linh” hoặc để xem ngày hôm nay là ngày gì, hợp với việc mình dự định làm hay không mời các bạn xem tại trang “Lịch vạn niên”.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu