bài tiểu luận thực trạng nghiện game online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.78 KB, 24 trang )

Đang xem: Bài tiểu luận thực trạng nghiện game online

1

MỤC LỤC

Trang 1

Trang

2

Phần I: Mở đầu
1.

Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ

thuật, có nhiều dịch vụ công nghệ truyền thông ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của con người. Một trong những dịch vụ hàng đầu hiện nay là các phương tiện truyền
thông đại chúng và đặc biệt là sự xuất hiện của Internet.
Đối với giới trẻ hiện nay, với môi trường học tập và giải trí phong phú đa dạng đã
làm cho nhu cầu sử dụng Internet của giới trẻ ngày càng cao. Internet đã có những ảnh
hưởng mạnh mẻ đến đời sống tinh thần cũng như học tập của sinh viên trong môi trường
sống luôn năng động và bận rộn hiện nay. Internet được sử dụng như một công cụ đắc lực
phục vụ cho việc học hành, nghiên cứu, làm việc và giải trí… Trong đó, game online là một
trong những hình thức giải trí được giới trẻ yêu thích. Bên cạnh những tác động tích cực,
tình trạng nghiện internet – game online đã và đang trở thành vấn đề bức xúc của gia đình,

nhà trường và xã hội.
Hiện nay, đáng chú ý đó là tình trạng chơi và nghiện game online trong thế hệ trẻ
trong đó có một bộ phận quan trọng đó là tầng lớp sinh viên đang theo học tại các trường
đại học, cao đẳng. Tính chất tác hại của game online đối với lứa tuổi này rất nguy hiểm.
Mặc dù, không phải ai cũng cho rằng tất cả game online đều xấu. Nhưng cũng không ai có
thể phủ nhận game online đã gây ra những hệ lụy xấu cho xã hội. Một trong những hệ lụy
đó là hàng ngàn sinh viên đã bỏ học hằng năm, mà rất nhiều trong số đó bỏ học vì nghiện
game online. Những người trẻ ấy – hơn ai hết – chính là những người sẽ phải chịu trách
nhiệm về cuộc đời mình.

Trang 2

3


Tình trạng nghiện games online trong giới trẻ nói chung và trong giới sinh viên

nói riêng đang trở nên ngày càng nghiêm trọng để lại nhiều hậu quả khôn lường và như
một vấn nạn trong xã hội cần được sự quan tâm của toàn xã hội hiện nay.
Nhận thấy được xu hướng nghiện Games online ngày càng tăng trong giới
trẻ và những hậu quả từ những vấn nạn này gây ra làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự
tiến bộ của xã hội và mỗi cá nhân của người trẻ, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thực
trạng nghiện Games online trong giới trẻ hiện nay” làm nội dung bài tiểu luận của
mình.
2.

Phạm vi nghiên cứu
2.1. Không gian – Thời gian

Đề tài được của mình thực hiện tại TP.HCM. Trong đó, có thực hiện những cuộc khảo sát
thực tế tại các đại lý Internet – Game online trên địa bàn phường 10, phường 14, quận Tân
Bình, TPHCM từ ngày 25/12 đến 30/12/2015.
2.2.Nội dung
Nội dung chủ yếu của đề tài là phân tích thực trạng chơi game online của giới trẻ hiện nay
tại TP.HCM. Cụ thể là tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả về việc nghiện game của giới trẻ
tại TP.HCM.
3.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu trong bài bao gồm :
-Phương pháp luận.
-Phương pháp thu thập số liệu .
-Phương pháp phân tích.

Trang 3

4

4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong bài là những người hay chơi game online tại các quán NET và
đa phần là học sinh, sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Phần II: Nội dung
1.Game Online là gì?
Để đi vào nghiên cứu đề tài chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ xem Game Online là gì?

Định nghĩa và Phân loại của chúng. Đây là điều rất quan trọng chúng ta có hiểu rõ vấn đề
nghiên cứu mới có thể đạt được hiệu quả cao.
1.1 Định nghĩa
Trò chơi trực tuyến (Game Online) là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy
tính. Mạng này hông thường là Internet hoặc các công nghệ tương đương. Tuy nhiên, các
trò chơi vẫn luôn sử dụng những công nghệ hiện hữu: trước thời internet là modem, trước
thời của modem là các thiết bị đầu cuối. Sự phát triển của game online phản ánh sự phát
triển của mạng máy tính, từ những mạng nội bộ cho tới mạng toàn cầu Internet và chính sự
tăng trưởng của Internet. Game online bao gồm những loại game, như game dựa trên mã
hóa cho tới những game lồng ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới ảo mà nhiều
game thủ có thể chơi đồng thời. Rất nhiều game online có gắn với nhữngcộng đồng ảo,
biến nó trở thành một dạng hoạt động xã hội vượt qua khỏi những game một người chơi
thông thường.
1.2 Phân loại Game Online:
Tuy Game Online chỉ được biết đến với tên gọi chung là Trò chơi trực tuyến nhưng hiện
tại có tới 15 thể loại Game Online mà chúng ta cần biết:

MMORPG (Viết tắt của MMO Role Playing Games): Tức là game nhập vai trực
tuyến nhiều người chơi. Đây là thể loại game online phổ biến nhất và có số lượng người
Trang 4

5

chơi đông đảo nhất. Ví dụ về loại MMO này, bao gồm: Võ Lâm Truyền Kỳ, Mu Online,
TERA, Lineage…

MMOBA (Viết tắt của MMO Battle Arena): Tức là các trò chơi trực tuyến mô
phỏng các trận chiến. Thể loại game online này mới xuất hiện nhưng đã có sức hấp dẫn
không thể “chồi từ”. Các đại diện tiêu biểu bao gồm DotA 2, League of Legends…

MMORTS (Viết tắt của MMO Real Time Strategy Games): Đây là thể loại game
online có lối chơi chiến thuật thời gian thực. Các game “đỉnh” của dòng MMO này bao
gồm Age of Empires, Rise of Nations, War of Legends…

MMOFPS (Viết tắt của MMO First Person Shooter Games): Tức là thể game online
bắn súng trực tuyến. Sau MMORPG thì MMOFPS cũng là dòng game có số lượng fan
đông đảo. Một số trò chơi hấp dẫn bạn nên chơi qua đó là Counter Strike, Unreal
Tournament, Halo, Planetside…

MMOSG (Viết tắt của MMO Sports Games): Các tín đồ của dòng game thể thao như
FIFA, PES…thì nên chơi thể loại game online này.

MMOR (Viết tắt của MMO Racing Games): Tương tự như MMOSG, nếu bạn thích
tốc độ thì hãy đắm mình vào dòng game online đua xe trực tuyến như Need for Speed,
Drift City, Project Torque…

MMORG/MMODG (Viết tắt của MMO Rythm/Music Games hoặc MMO Dancing
Games): Những game online lấy đề tài về âm nhạc và vũ đạo. Các đại diện phổ biến bao
gồm Dance Dance Revolution, Audition Online…

Trang 5

6

MMOMG (Viết tắt của MMO Management Games): Dòng game online thích hợp
đến những game thủ muốn nâng cao kỹ năng quản lý của mình. Nếu yêu thích thể loại
MMO này thì bạn nên chơi The Sims Online, Monopoly City Streets, Virtonomics…

MMOSG (Viết tắt của MMO Social Games): Thể loại game online nhấn mạnh đến
yếu tố xã hội. Các “ứng viên” tiêu biểu bạn không thể bỏ qua của dòng MMOG này là
Second Life, Club Caribe, Everquest, Dotsoul, Furcadia…

MMOBBG/MMOBBRPG (Viết tắt của MMO Bulletin Board Games hay MMO
Bulletin Board Role Playing Games): Đây là thể loại game online có lối chơi giống các
trò chơi bảng (Board Game) tại các nước phương Tây. Một số trò chơi nổi bật như Quest

For Magic, BladeMaster…

MMOPG (Viết tắt của MMO Puzzle Games): Thể loại game giải đố trực tuyến như
Three Rings, Puzzle Pirates…

MMOCCG (Viết tắt của MMO Collectible Card Games): Thể loại game đánh bài
như Magic:The Gathering Online, Alteil, Astral Masters, Astral Tournament…

Các game online thuộc thể loại mô phỏng đời sống thực tai (Ví dụ như Second
Life…)

Các game online thuộc thể loại chiến thuật theo lượt (Ví dụ như Ultracorps,
Darkwind:War on Wheels…)

Thể loại game online mô phỏng như Equilibrium/Arbitrage, The Sims Online,
Jumpgate…

…(Theo Wikipedia)
Trang 6

7

2. Thực trạng chơi Game Online của giới trẻ hiện nay:
2.1 Thực trạng

Ngày nay, Internet được sử dụng như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc học
hành, nghiên cứu, làm việc và giải trí… Trong đó, game online là một trong những hình
thức giải trí được giới trẻ yêu thích. Bên cạnh những tác động tích cực, tình trạng
nghiện internet – game online đang trở thành vấn đề bức xúc của gia đình, nhà trường và
xã hội.
Những người có trình độ học vấn càng cao thì càng nhận thức tốt hơn về những mặt
tốt cũng như cả những mặt trái của game online. Cũng vì thế mà trò chơi này đặc biệt nguy
hiểm đối với những người thiếu bản lĩnh, nghị lực kém và nhân cách chưa định hình, đặc
biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Các em về mặt tâm lý chưa hoàn thiện, nhận thức chưa đầy
đủ vì thế rất dễ nghiện game online. Hiện nay, đối với nhiều thanh thiếu niên, game online
là một sở thích, một lối thoát, một nơi để trút bỏ những căng thẳng. Ở game online, người
chơi cũng kinh qua đủ loại cung bậc tình cảm mạnh mẽ như hồi hộp, căng thẳng, phấn
khích, sung sướng, hãnh diện, tức giận, thất vọng rồi lại hy vọng. Tất cả các tay game thủ
khi tham gia những trò game nhập vai đều thực sự yêu nhân vật của mình.
Sở dĩ đối tượng dễ bị nghiện game online hiện nay là các thanh thiếu niên là vì các
em muốn tự khẳng định mình nhưng chưa có kinh nghiệm sống, rất muốn khám phá những
điều mới lạ. Hơn nữa, những em dễ bị nghiện game thường do được gia đình quá nuông
chiều, bố mẹ bận rộn ít có thời gian lo cho con cái, không quản lý giờ giấc của con. Những
em nhạy cảm, thiếu sự gắn bó với người thân, sống khép kín, ít giao tiếp cũng dễ sa đà vào
trò chơi này.

Trang 7

8


Môi trường game online rất sống động, thậm chí trong nhiều trường hợp còn ly kỳ

hơn cuộc sống bên ngoài. Càng dành nhiều thời gian chơi, niềm đam mê đầu tư cho nhân
vật càng lớn. Săn lùng, nhặt đồ, bán đồ, sôi động chẳng khác nào thế giới thật. Và rồi họ trở
thành dân “nghiện” lúc nào không biết. Như vậy, ranh giới giữa việc chơi game và nghiện
game hết sức mong manh. Vì bản thân trò chơi game online là giải trí nhưng lại mang tính
kích thích rất mạnh vì nó có thi đấu, cạnh tranh, có thưởng.
Việc quá nhiều người say mê các trò chơi trực tuyến thâu đêm suốt sáng đến độ bỏ
ăn, quên ngủ và phải đi bệnh viện cấp cứu như một số trường hợp đó là hành vi nghiện
ngập, là sự thiếu khả năng kiểm soát về hành vi, không làm chủ được hành vi của mình.
Người chơi game quá độ và lâu dài cũng có thể bị chính những trò chơi đó ám ảnh. Bệnh
nghiện game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của game thủ, họ học hành sa sút, bị đuổi học,
làm cho sức khỏe giảm sút, thậm chí trầm cảm, loạn thần, trong đó có cả việc tự tử. Nhiều
trường hợp trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người vì nghiện game online cũng đã xảy ra
và được báo chí đăng tải trong thời gian vừa qua, có những nhóm thanh thiếu niên vì mâu
thuẫn trong khi chơi game đã tìm đến nhau thanh toán theo kiểu xã hội đen….. Tuy nhiên,
điều may mắn là không giống như những tỉnh thành khác, ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và
Thành phố Cao Lãnh nói riêng vẫn chưa xuất hiện những trường hợp đáng tiếc do hậu quả
của game online gây ra.
Từ đó có thể thấy rằng, mối quan tâm và bức xúc của xã hội trước đây về hiện tượng
thanh thiếu niên nghiện lắc, nghiện hút giờ đã chuyển sang hiện tượng nghiện game. Cơn
sốt game thực ra đã xảy ra lâu nay và cũng không có gì đáng nói bởi game và việc chơi
game không xấu, nhưng hậu quả của việc chơi game quá đà đã xảy ra nhiều hậu quả khôn
lường. Các trò chơi trực tuyến giúp con người thỏa mãn những nhu cầu tâm lý cơ bản. Đó là
một trong những lý do khiến cho người chơi game không thể dứt bỏ chúng một cách dễ

dàng.

Trang 8

9


Không phải tất cả những ai chơi game trực tuyến cũng đều là nghiện game; điều cũng

tương tự là không hẳn tất cả những ai chuyên tâm làm việc đều là người có cuộc sống cân
bằng, lành mạnh. Nhiều trẻ em và vị thành niên vẫn chơi game nhiều giờ mỗi tuần vẫn có
thể giữ được sự cân bằng trong các sinh hoạt học tập cũng như trong các mối quan hệ với
người thân trong gia đình và với xã hội xung quanh.
Tình trạng chơi game chỉ có thể được xem là nghiện khi việc sử dụng game/Internet
đạt đến một thời lượng và một mức độ nhất định nào đó khiến cho đương sự gặp nhiều khó
khăn, trở ngại trong các sinh hoạt học tập, làm việc, giao tiếp và quan hệ xã hội… đồng thời
việc chơi game diễn ra vượt quá khả năng kiểm soát của bản thân hoặc được thực hiện như
một nhu cầu thôi thúc khó cưỡng lại được.
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 10-15% người chơi game nói chung hội đủ các
tiêu chí chẩn đoán là nghiện theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nghiện Internet, game
online đã thực sự là một dạng rối loạn mới xuất hiện tuy rằng loại rối loạn này vẫn chưa
được chính thức xếp loại trong các hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tật của thế giới.
Nghiện game cũng có bản chất tương tự giống như các tình trạng nghiện khác như nghiện
rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, nghiện bài bạc… Chúng có chung một số tính chất
đặc trưng về diễn tiến từ chỗ sử dụng, chuyển sang lạm dụng và sau cùng là nghiện; đồng
thời tác nhân gây nghiện (ở đây là game online) cũng làm cho đương sự có tình trạng “dung
nạp”, “lệ thuộc” và khi không sử dụng có thể xuất hiện “hội chứng cai”.
Các biểu hiện ở người nghiện game online cũng cho thấy một sự suy giảm khả năng
tự chăm sóc bản thân, khó kiểm soát các xung động và đòi hỏi của bản thân, rối loạn các

nhịp điệu sinh hoạt thường ngày (ăn uống, ngủ nghỉ…), giảm hoặc mất hẳn khả năng giao
tiếp và quan hệ với những người xung quanh trong cuộc sống thực tế và phần lớn thời gian
chủ yếu được dành cho việc sử dụng game online online… Trên bình diện tâm lý – xã hội,
người nghiện game online có xu hướng “ám ảnh” (tâm trí bị choáng chỗ và lấp đầy bởi các
Trang 9

10

huyễn tưởng về game) và “cưỡng bức” (có một sự thôi thúc, bắt buộc thực hiện việc sử
dụng game online). Game online dần dần thế chỗ cho các quan hệ xã hội và các nguồn vui
khác trong đời sống; đây là điều quan trọng để xác định một người có nghiện game online
hay không vì người chơi game online mà không nghiện vẫn có thể tìm thấy những nguồn
vui từ những công việc và các mối quan hệ từ trong cuộc sống thực tế. Ở người nghiện, cái
“ảo” thay thế cho cái “thực”, hay nói cách khác “ảo” chính là “thực”.

2.2 Biểu hiện của việc nghiện Game Online:
Dưới đây là cách nhận diện một người mắc chứng nghiện game online mà một số nhà
nghiên cứu đã đưa ra:

Ngồi chơi game online hơn 5 giờ/ngày hoặc không có cảm giác về thời gian,

không gian khi đang chơi game online. Họ luôn bị thôi thúc bởi các hình ảnh trong trò chơi,
cố gắng giảm thiểu thời gian ngồi trước máy vi tính nhưng đều thất bại.


Giấu gia đình hoặc người thân để thường xuyên chơi game online.

Quên mất các sự kiện quan trọng hoặc không thực hiện đầy đủ các công việc

không liên quan đến máy tính do dành quá nhiều thời gian vào việc chơi game online. Việc
này có thể dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, hoặc thờ ơ với các hoạt động xung quanh như
học tập, công việc…

Người nghiện game là những người quên đi thực tại, đắm mình vào game,

chăm chút cho nhân vật hơn là quan tâm đến bản thân và những người xung quanh, không
muốn tham gia các hoạt động xã hội khác. Họ hầu như không có các hoạt động xã hội và
không có bạn bè. Nếu có chỉ là bạn bè trên thế giới ảo. Mọi hoạt động khác của người bị
Trang
10

11

nghiện game đều bị thay thế bằng game. Khi tách khỏi game, phản ứng của họ trở nên chậm
chạp, kém linh hoạt…


Tiếp tục chơi game online bất chấp những trục trặc hoặc khó khăn trong công

việc, học tập hoặc các mối quan hệ gia đình, bạn bè. Có những dấu hiệu của chứng suy
nhược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ trong trò chơi game online.

Những người nghiện game thường đứng trước nguy cơ làm tổn hại đến các

mối quan hệ và nghề nghiệp của chính bản thân họ.

Một số biểu hiện khác của chứng nghiện game gồm suy nghĩ ám ảnh và các

vấn đề liên quan đến sức khoẻ giáo dục. Một số người nghiện game khác còn thường
xuyên không ngủ liên tục nhiều tiếng đồng hồ vì những cuộc ganh đua trong game.

3. Nguyên nhân của việc nghiện Game Online:
3.1 Vì sao Game gây nghiện:
 Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên tình trạng nghiện ở những người chơi game online.

Trước tiên phải kể đến những yếu tố từ bản thân những thiết kế trò chơi trực tuyến.
Trong cách thiết kế game của những nhà sản xuất cũng chứa đựng những tiềm năng
gây nghiện. Ngay cả những video game ban đầu cũng được thiết kế để người chơi
phải càng lúc càng cố gắng hơn để đạt kết quả cao hơn (bằng đặt những điểm số cao
để làm hạn mức phải vượt qua) hoặc chơi để đạt đến kết quả sau cùng…
 Video game và game online còn có tính năng giúp người chơi thực hiện “sắm vai”
nghĩa là người chơi tự tạo nên những “nhân vật” rồi hóa thân mình trở nên nhân vật

ấy, thậm chí có thể hình thành nên một sự “gắn bó tình cảm” giữa người chơi và
nhân vật do chính mình dựng lên rồi hóa thân vào, rồi chính sự gắn bó này khiến
người chơi khó có thể dừng cuộc chơi hoặc khó cưỡng lại sự thôi thúc quay trở lại
cuộc chơi lần sau. Tính năng “sắm vai” cũng có thể được thực hiện thông qua các
Trang
11

12


hoạt động khác (không phải game) khi sử dụng Internet chẳng hạn như tán gẫu
(chat), kết bạn, hẹn hò, đăng ký thành viên tham gia một diễn đàn, tạo blog cá nhân…
Tính năng sắm vai đôi khi cho phép người sử dụng game/Internet tạo nên những hình
ảnh về bản thân theo cách mới hơn hoặc được làm cho khác biệt đi – điều này khó có
thể thực hiện được khi bản thân họ trực tiếp tiếp xúc và giao tiếp với những con
người thật trong đời sống thực tế.

 Tính chất mạo hiểm, kích thích sự khám phá ở một số trò chơi cũng mang tính hấp

dẫn cao. Sự thú vị do trò chơi đã dẫn người chơi đi sâu vào khám phá những thế giới
đôi khi hoang đường và phi thực tế cũng giúp lôi cuốn người chơi gắn bó với game.
 Và tính chất sau cùng của game online (và nói chung là của Internet) là sự hình thành

những mối quan hệ trong một “cộng đồng cư dân trên mạng” có cùng mối quan tâm
và luôn sẵn lòng chia sẻ (dù thuận ý hay nghịch ý, dù hợp tác hay đối kháng). Riêng
trong game online đó chính là tập hợp của những “bạn chơi”, nhất là trong các “Trò
chơi sắm vai trực tuyến có đông người chơi tập thể”, người chơi vừa có thể thiết lập
các mối quan hệ với bạn chơi, lại vừa khó có thể ngừng hoặc từ chối trở lại cuộc
chơi, vì thiết kế của các “game online có đông người chơi tập thể” không bao giờ

khiến người chơi có thể đạt đến “chiến thắng chung cuộc”.
Sự tiến bộ trong công nghệ thông tin ngày càng giúp hoàn chỉnh các thiết kế game. Các trò
chơi trở nên tinh vi hơn, gia tăng độ phức tạp về tính năng, cấu hình và độ thách thức trong
nội dung chơi. Thế giới “ảo” càng lúc càng trở nên “thật” hơn. Thậm chí, người chơi có khi
phải chi ra những khoản tiền thật để tạo nên những tài khoản ảo ở trên mạng. Tất cả những
cải tiến đó càng làm gia tăng thêm hấp lực của game online: tức là gia tăng độ thách thức và
mức độ tưởng thưởng cho người chơi game. Về việc này, game online rất giống với một
sòng bạc; cả hai đều được thiết kế sao cho người chơi chỉ có thể đạt được những “thắng lợi”
nho nhỏ để giữ cho họ có thể còn tiếp tục chơi, nhưng “thắng lợi” sau cùng có khi chẳng
bao giờ đạt đến.
3.2 Nguyên nhân người chơi Game bị nghiện:
– Xung đột tâm lý:
Trang
12

13


Những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên dẫn đến việc nghiện
game online. Do sự phát triển của tâm sinh lý, các em mong muốn trở thành người
lớn, muốn người lớn phải tôn trọng mình. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ không quan tâm
đến điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt hoặc tình yêu thương thể hiện bằng sự áp
đặt, khiến các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một cách thể
hiện bản thân, chia sẻ cảm xúc, dẫn đến những hành vi tai hại và ảnh hưởng trầm
trọng đến thể chất, tinh thần.
– Thiếu các địa điểm vui chơi cho trẻ em:
Nhu cầu hoạt động, vui chơi của các em rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay các hình
thức hoặc địa điểm vui chơi cho các em còn thiếu, nhất là những ngày hè thì nhu
cầu lại càng cao hơn. Vì thế, nhiều em không biết phải tham gia hoạt động gì

ngoài việc lên mạng…
– Do sự yếu kém của cá nhân:
Một số trường hợp cho thấy, họ chơi game online quá mức vì có những thất bại
trong cuộc sống hiện thực. Số khác thì nghiện do không được tôn trọng trong cuộc
sống, họ mất tự tin, lo lắng và sử dụng trò chơi trực tuyến như một cách khảng
định bản thân mình. Những biến cố trong cuộc sống cũng tạo cho người chơi rất dễ
bị cuốn hút bởi trò chơi.(Lê Minh Công (Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2) -Theo TN)
Tóm lại theo bà Phạm Mai Hoa, chuyên gia tư vấn Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh
phúc và kỹ năng cuộc sống (Trung ương Đoàn TNCS HCM), thì cho biết có một số
nguyên nhân dẫn đến chứng nghiện game online: Thứ nhất, do bản thân trò chơi đó có
sức hấp dẫn, người làm ra trò chơi tìm mọi cách lôi kéo người tham gia. Thứ hai, do
hệ thần kinh của người chơi khá yếu đuối, tính tự chủ và khả năng độc lập kém.
Những người có hệ thần kinh dễ bị xúc động thường bị lôi kéo, bị phụ thuộc bởi sức
hấp dẫn của những trò chơi này.
– Chơi game có thưởng:

Trang
13

14


Theo bác sĩ Lê Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia,
ranh giới giữa việc chơi game và nghiện game hết sức mong manh. Bản thân trò
chơi game online là giải trí nhưng lại mang tính kích thích rất mạnh vì có thi đấu,
cạnh tranh, có thưởng.

Trò chơi trực tuyến là trò chơi đóng vai và có thể trò chuyện, biểu đạt hành động
của cá nhân một cách tương tác với người khác. Chính vì chức năng ứng dụng với

sự tương tác cao đó làm những người tham gia cảm thấy hứng
thú, có thể chia sẻ thông tin, tình cảm và được tôn trọng. Bên cạnh đó, những phần
thưởng trong trò chơi cũng tạo sự hứng thú kỳ lạ, người chơi được thưởng những
phần thưởng ảo làm họ cảm thấy xay mê thậm chí được tôn vinh và người khác
nghe lời. Điều đó làm người chơi cảm thấy thích thú và say mê trò chơi hơn.

Việc chơi game online tạo cho người chơi, nhất là giới trẻ nhiều cảm xúc rõ rệt.
Nhiều ý tưởng, suy nghĩ ở hiện thực rất khó khăn thì người chơi có thể làm được
trong trò chơi, vì thế nó tạo cho họ cảm xúc vui sướng, thoải mái, dễ chịu,.. ngay
tức thời. Bên cạnh đó, nó làm cho người chơi quên mất cảm giác đau đớn, khó
chịu, hoặc khó khăn đang không thể vượt qua trong cuộc sống. Tất cả những cảm
giác đó là nhất thời và mang lại giá trị trong một chừng mực cho bản thân, vì thế
càng ngày người chơi càng bị cuốn hút.

– Nguyên nhân của bệnh nghiện game online, theo ông Tuấn, phần lớn là do tập
nhiễm. Thời gian tập nhiễm càng lâu, việc chữa trị càng khó. Nếu từ bé, trẻ nhìn
thấy bố hay mẹ tham gia các trò chơi trúng thưởng, sẽ tác động vào ý nghĩ của trẻ
rằng, vui chơi có thưởng là một sở thích, một việc làm tốt. Khi đã nhiễm phải ý nghĩ
này, nếu lớn lên các em lại nghiện game online, nghiện các trò chơi thắng thua thì
việc chữa trị vô cùng khó.
Trang
14

15


– Ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh:
“Ngoài ra còn do môi trường sống xung quanh. Ngồi chơi ở nhà thì có mấy khi bị
nghiện. Chỉ ra hàng net, có “hội” có “phường” mới thúc đẩy sự ham muốn đến với

trò chơi”.Bà Phạm Mai Hoa, chuyên gia tư vấn Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh
phúc và kỹ năng cuộc sống (Trung ương Đoàn TNCS HCM).
Cuối cùng theo ông Tuấn, khi chơi game đến mức độ thành nghiện, trở thành bệnh
lý thì sự khuyên nhủ của người thân là vô giá trị. Chữa bệnh nghiện game online rất
kỳ công, đòi hỏi nhiều thời gian và sự hợp tác đồng thuận từ gia đình, người thân.
Khi đã nghiện, khuyên nhủ là vô giá trị
(Theo Giadinh.net).

Ở thanh thiếu niên, chúng tôi nhận thấy một điều quan trọng dẫn tới nghiện game
online ở các em đó chính là những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì. Các em do sự
phát triển của tâm sinh lý dẫn tới những đòi hỏi và mong muốn trở thành người lớn,
muốn người lớn phải tôn trọng mình. Tuy nhiên, nhiều gia bậc bố mẹ lại không quan
tâm đến điều đó, cách giáo dục bằng roi vọt và tình yêu thương thể hiện bằng sự áp
đặt. Chính vì thế mà các em cảm thấy cô đơn, bất mãn và tham gia trò chơi như một
cách thể hiện bản thân và chia sẻ cảm xúc. Bên cạnh đó, nhu cầu hoạt động, vui chơi
của các em là có thật và rất lớn.

Tuy nhiên, hiện nay các hình thức hoặc địa điểm vui chơi cho các em là rất ít, nhất
là những ngày hè thì nhu cầu lại càng cao hơn. Vì thế, các em không biết phải tham
gia hoạt động gì ngoài việc lên mạng và tất yếu là trò chơi game online. Nhiều gia
đình thấy trẻ lên mạng thì lại nghĩ trẻ ngoan, chịu khó lên mạng và nghĩ trẻ lên
mạng để học hỏi, ít kiểm soát và quản lý nên tình trạng nghiện của các em lại càng
sâu hơn.
Trang
15

16


Các phân tích trên, cho thấy tình trạng nghiện game online của các em là một hiện
tượng có nguyên nhân từ nhiều yếu tố tâm lý, sinh lý và xã hội, gia đình. Chính vì
thế việc giải quyết tình trạng nghiện game online cần một chương trình hệ thống chứ
không chỉ đơn lẻ là tác động đến nhận thức của các em. Bên cạnh đó, từ các phân
tích trên cho thấy việc phòng ngừa nghiện game online là việc làm cần thiết hơn khi
mà các em đã nghiện.
(Nguồn:http://leminhcong.vnweblogs.com/)

4.

Hậu quả của việc nghiện Game:
Internet và các trò chơi trực tuyến đã và đang phát triển nhanh, không chỉ ở khu vực

thành phố, mà cả các vùng nông thôn. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích mà Internet
mang lại là những hệ luỵ khó lường nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Trẻ em ngày
nay đang lướt web, chơi game rồi nghiện game, nghiện chat đang nhức nhối của toàn xã
hội.
Có thể khẳng định, Internet – game online không phải tiêu cực, nhưng chính sự lạm
dụng quá mức dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Tác hại có thể thấy là việc ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây ảnh hưởng chung đến gia đình, cộng đồng. Đáng
lưu tâm là xu hướng trẻ em nghiện chơi game đang ngày càng gia tăng, điều này đang tỷ lệ
thuận với với tỷ lệ trẻ em phạm tội do sử dụng internet để chơi game một cách quá mức.
Dưới đây là một số hậu quả dễ dàng nhận thấy từ việc nghiện game online:
– Đầu tiên nói đến là về thời gian:

Trang
16

17


Người nghiện game dành quá nhiều thời gian của mình vào việc chơi game. Sao

nhãng các công việc khác như học tập, làm việc, tập luyện…Ngồi quá nhiều trước máy
tính, quên cả việc ăn uống điều độ, không vận động, tập luyện khiến cho cơ thể mệt mỏi,
sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web
cũng đã có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xảy ra xung quanh về game như
“thiệt mạng sau 3 ngày chơi game không nghỉ, thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của
giết người…hay những trường hợp như bị đột quỵ do chơi game quá độ”….
– Thứ hai là ảnh hưởng đến nhân cách, tính cách:
Các bạn học sinh – sinh viên bị chứng loạn thần do vì game online , từ đó trở nên
thích bạo lực, đánh đấm, nghiện đẹp, chém giết,…Ở một số nơi trên thế giới, đã có nhiều
vụ xả súng giết người hàng loạt, phá hoại hay trộm cướp…vì muốn bắt chước game
( như GTA, Halflife,…). Tiếp xúc với các game có xu hướng gợi dục, kích dục quá nhiều,
một số học sinh – sinh viên khi nhập viện đã có những biểu hiện lệch lạc về sinh lý, trong
đó, có không ít những bệnh nhân là học sinh nữ.
– Phạm tội:
Gần đây ở VN càng ngày càng xuất hiện nhiều những vụ kiểu như giết người, cướp
của để lấy tiền chơi game online, hoặc đánh giết nhau vì mâu thuẫn hoặc lợi ích trong
game online. Ở nước ngoài cũng có không ít trường hợp như vậy, thậm chí có kẻ còn
dám giết cả cha mẹ, họ hàng của mình để lấy tiền cống cho game online hoặc vì họ ngăn
cấm việc chơi game.

5.

Giải pháp:
Trước hết, cần phải nhìn nhận rằng, trò chơi điện tử (nhất là các trò chơi trực

Xem thêm: Cách Tạo Checkbox Trong Excel 2016, 2019, 2013, 2010, 2007, Chèn Hộp Kiểm/ Checkbox Vào Excel

tuyến) là một dạng thức mới của giải trí, một sự phát triển tự nhiên trong kỷ nguyên
Trang
17

18

kinh tế tri thức. Do vậy, nó là sự phát triển tự nhiên của văn hóa giải trí của con người.
Đây là một ngành dịch vụ đang phát triển, có những đóng góp nhất định cho quá trình
phát triển ngành CNTT nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Với tốc độ tăng trưởng
Internet nhanh, sự phổ biến của Internet băng thông rộng, trình độ của người dùng được
đánh giá khá cao trong khu vực, Việt Nam được coi là một thị trường rất tiềm năng của trò
chơi điện tử.

Thực tế cho thấy, ngoài việc đáp ứng nhu cầu giải trí và học tập cho mọi người, ngành
công nghiệp này cũng đem lại doanh thu rất lớn. Chúng ta có thể sử dụng doanh thutừ trò
chơi điện tử để đầu tư, phát triển ngành CNTT, đầu tư cho các lĩnh vực an sinh-xã hội.
nhà nươc cần phải nắm được cách vận hành và quản lý nó theo cách tốt nhất để đáp
ứng nhu cầu giải trí và học tập của con người. Tuy nhiên ngoài những lợi ích mà Internet
mang lại đăc biệt là game online trong thời gian vừa qua các nhà kinh doanh đã thu
được một nguồn lợi nhuận khổng lồ do kinh doanh game online, thì bên cạnh đó nó cũng
tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường.
 Vì vậy:

Cần phải có những giải pháp để quản lý giúp cho người chơi đi đúng
hướng..
Dưới đây là một số giải pháp.

Về phía gia đình: để ngăn chặn và tránh cho con em “nghiện” trò
chơi điện tử, cách tốt nhất là bố mẹ nên quan tâm, dành nhiều thời
gian gần gũi để phát hiện ngay những thay đổi nhỏ của các em,
cũng như cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, hướng con
cái đến các hình thức giải trí phong phú, tham gia các hoạt động
thể chất, luyện tập thể dục thể thao để có lối sống và tinh thần lành
mạnh.
Trang
18

19


Về phía nhà nước, các cơ quan ban ngành: cần tăng cường công
tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm
các quy định về quản lý Internet làm ảnh hưởng đến nhân cách
của giới trẻ bởi trong những năm qua, tốc độ phát triển dịch vụ
Internet ở nước ta tăng mạnh, một số chủ cơ sở vì chạy theo lợi
nhuận đã không chấp hành đúng những quy định về quản lý
Internet. Luật có những điều cấm, nhưng không thể cấm hết được.
Có những điều mặc dù pháp luật không cấm, nhưng người kinh
doanh cũng phải tự xét đến khía cạnh trách nhiệm xã hội và đạo
đức mà tránh làm để không gây ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội. Để
định hướng cho cách giải quyết về công tác quản lý thị trường trò
chơi điện tử, các bộ, ngành liên quan cần tăng cường và thắt chặt
quản lý hơn nữa đối với lĩnh vực kinh doanh này. Ở nước ta, trò

chơi điện tử (nhất là trò chơi trực tuyến) mới phát triển nên luật
chưa kịp quy định.Pháp luật đi sau nhưng vấn đề là đi sau bao
lâu. Các cơ quan chức năng cần thảo luận các phương án để quản

lý và cập nhật các quy định.
Về phía các doanh nghiệp: giải pháp được xem là hợp lý hơn cả là
cung cấp phần mềm quản lý trò chơi trực tuyến. VinaGame đã đưa
ra chương trình“Quản lý giờ chơi” có tên là Cyber Station
Manager giúp người chơi hay các bậc phụ huynh quản lý được
thới gian chơi sao cho phù hợp là một ví dụ. Các nhà cung cấp dịch
vụ không nên chỉ quan tâm đến doanh thu, đến số người chơi đông

mà cần phải quan tâm đến sức khỏe của người chơi.
Nên dành thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội.
 rèn luyện ý thức kỷ luật cũng như tạo sức ép để các em có thể bỏ
được trò chơi nguy hiểm này. Những bài học vận động, học nấu ăn
hay các trò chơi thực hành “Viết cảm xúc”, “Làm thơ”… cũng là một

Trang
19

20


trong những phương pháp giúp họ nhanh chóng thay đổi nhận thức

của chính bản thân.
 Vì đa phần những người nghiện game vì quá cô độc hoặc có ít hoạt
động xã hội ngoài đời sống. Vì thế việc giúp người nghiện tham gia
vào các nhóm hỗ trợ như: Đoàn thanh niên, nhóm ở nhà thờ, nhà
thiếu nhi, nhóm học bơi, nhóm học võ…sẽ giúp ích rất nhiều cho họ

trong quá trình cai nghiện game online.
Cai nghiện game online ngay trong mỗi gia đình.
• Gia đình cần xem xét thói quen sử dụng Internet của người nghiện như thường
xuyên lên mạng vào ngày nào? Thời gian nào? Trong bao nhiêu lâu? Qua đó gia
đình cần thiết lật một bảng giờ giấc sử dụng Internet để người nghiện bỏ đi thói
quen hàng ngày mà họ đã từng thích nghi.
• Tác động từ bên ngoài như cần có những bài tập chơi thể thao, phụ giúp việc nhà
ngoài ra cần có đồng hồ báo thức, hoặc phần mềm quản lý giờ giấc chơi. Nếu người
nghiện chơi quá thời gian quy định, người nhà cần can thiệp và nhắc nhở thường
xuyên.
• Gia đình cần đưa ra những mục tiêu hợp lý cho người nghiện. Chẳng hạn một
ngày bình thường chơi 12h, thì cứ giảm dần theo từng ngày, từng tháng…và tập
trung cho những việc có ích khác như đi học nghề hoặc tham gia vào các hoạt
động xã hội. Người nghiện nên có những lần sử dụng Internet ngắn nhưng không
thường xuyên sẽ tốt hơn.
• Cùng người nghiện liệt kê các hoạt động thú vị bị nhất khi chơi game như đá
banh, câu cá, đi bơi, cắm trại… Yêu cầu họ sắp xếp mỗi hoạt động trên theo thứ
bậc: rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng lắm. Khi đánh giá các hoạt động
bị mất đi này, yêu cầu người nghiện phản ánh thành thật cuộc sống cá nhân trước
khi bắt đầu chơi game. Việc này sẽ giúp người nghiện nhận thức rõ hơn về những
lựa chọn có liên quan tới Internet cũng như game online.
• Các bậc cha mẹ hãy quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn, có những định
hướng tốt cho các em. Nhà trường và Đoàn thanh niên, hội sinh viên tạo ra nhiều
sân chơi giúp các em có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, tránh ảo tưởng và rơi

vào tình trạng nghiện game online. (Nguồn: Việt Báo (Theo_TuoiTre).
Trang
20

21

Phần III : Kết Luận và Khuyến nghị
1. Kết Luận

Games online là một loại hình thức giải trí có nhiều đặc tính phù hợp với
giới trẻ như tính mới mẻ, có nhiều cái hay và bí ẩn để khám phá, do đó nó được
xem như là một loại hình giải trí “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay và nó giống
như một loại “ma túy” dễ dàng cuốn người ta vào vòng xoáy ảo. tuy nhiên, sau
vòng xoáy ảo đó là rất nhiều những hậu quả đau thương để lại cho chính người
tham gia, cho gia đình và xã hội.
Trong số nhiều nguyên nhân làm cho giới trẻ nghiền games online thì có
những nguyên nhân như: Muốn chứng tỏ bản lĩnh của bản thân, sự lơ là của bố mẹ
và thiếu sự quan tâm của gia đình là cho con cái cảm thấy cô đơn dẫn đến lấy
games làm bạn, thiếu sân chơi bổ ích trong các trường học…..
Game online có tác động đến nhiều mặt của đời sống người chơi cũng như
cộng đồng: kinh tế, tâm lý, sức khỏe, quan hệ xã hội… ở các mức độ khác nhau tùy
thuộc vào mức độ và khả năng kiểm soát của người chơi game online.

Trang
21

22


Một số lợi ích mà game online mang lại: giải trí, giảm căng thẳng, tăng trí lực, phát

triển quan hệ xã hội, phát triển một số kỹ năng sống và sử dụng máy tính, giúp người chơi
học tập thêm kiến thức mà thế giới thực không có…

Một số ảnh hưởng tiêu cực của game online nếu chơi quá mức: dễ gây nghiện, ảnh
hưởng đến sức khỏe, tâm thần, thời gian, tiền bạc, gây ra ảo giác và khiến người chơi bắt
chước nhân vật trong game online, có thể tác động xấu đến gia đình và xã hội… Nghiện
game online đến nỗi có những hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, trí óc… không
còn là chuyện hiếm. Không chỉ trở thành người tâm thần, một số game thủ đã trở thành tội
phạm trộm cắp, cướp của, thậm chí thành kẻ sát nhân.
2. Khuyến nghị

Sau đây là một số khuyến nghị như sau:

Trang
22

23


1. Về phía Gia đình: Các bậc cha mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn đới với
con cái, kiếm soát những hoạt động của con trên mạng Interrnet và nhất là quy
định giờ giấc học tập cũng như giải trí trên mạng của con mình.
2. đối với Nhà trường: ngoài sự kiểm soát của gia đình cần thiết có sự kết
hợp của nhà trường trong việc định hướng cho giới trẻ hiểu được những tác động

tích cực và tiêu cực của Interrnet. Nhất là cho họ thấy được hậu quả của việc
nghiện các trò games trên mạng, làm ảnh hưởng đến cộng đồng rất lớn.

3. Bản thân người tham gia: Mỗi người cần ý thức được
4. Cơ quan chức năng và các tổ chức khác có liên quan cần có biện pháp
ngăn chặn và xử lý nghiêm các hiện tượng tuyên truyền, phát tán những loại
hình games đẹp,

bạo lực… ảnh hưởng đến đời sống cư dân mạng. biết rằng

đây là vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều do đó cần phải có
rất nhiều thời gian và công sức.
5. Các chủ tiệm net cần thiết phải làm gương và có những biện pháp nhằm
nghiêm cấm người sử dụng mạng có những hành vi xấu.
Trang
23

24

Tài Liệu Tham Khảo
 Trò chơi trực tuyến – (Wikipedia.com)
 Các bài viết trên trang web: http://leminhcong.vnweblogs.com/ của BS. Lê Minh

Công, Chuyên gia tâm lý tri liệu, Phó trưởng Khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm
thần Trung ương II
 Tổng hợp thông tin từ các trang tin tức và báo chí trên Internet:
• Vietbao.com

• Giadinh.Net
• VNExpress
• Vietnamnet.VN

Trang
24

Tài liệu liên quan

*

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC “VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ – LUẬT” 71 18 68

*

tiểu luận phương pháp sáng tạo khoa học ứng dụng trong phát triển điện thoại di động 26 766 1

*

tiểu luận phương pháp nguyên cứu khoa học trong tin học ứng dụng vào việc xây dựng phương pháp trả lời các truy vấn tiếng việt cho hệ thống tìm kiếm thư viện phim 37 607 0

*

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Service personal values and customer loyalty A study of banking services in a transitio nal economy 21 1 3

*

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ” PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ: MỘT GIẢI PHÁP HỮU HIỆU TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY” docx 7 823 5

*

TÀI “”””””””THỰC TRẠNG NGHIỆN GAME ONLINE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHTG”””””””” potx 41 2 45

*

tiểu luận phương pháp sáng tạo khoa học kĩ thuật 16 460 0

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề phương pháp tổng kết kinh nghiệm – viết sáng kiến kinh nghiệm 31 1 1

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề bảo vệ công trình nghiên cứu trước hội đồng chấm luận văn 14 1 0

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề cách viết phần kết luận, tài liệu tham khảo 25 1 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tạo List Trong Excel 2003, Tạo Danh Sách Tùy Chọn Listbox Trong Excel 2003

(621.42 KB – 24 trang) – Tiểu Luận: Phương pháp nghiên cứu khoa học:Vấn đề nghiện game Online của sinh viên

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận