bài tiểu luận lớp lãnh đạo cấp phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.46 KB, 13 trang )

Đang xem: Bài tiểu luận lớp lãnh đạo cấp phòng

MỤC LỤC
Trang
Mục lục

1

Mở Đầu

2

I. Mô tả tình huống

4

II. Phân tích tình huống

5

1. Cơ sở lý luận

5

2. Phân tích tình huống

6

III. Đề xuất phương án giải quyết tình huống

6

1. Mục tiêu giải quyết tình huống

6

2. Cơ sở giải quyết tình huống

7

3. Đề xuất phương án xử lý tình huống

9

4. Lựa chọn phương án xử lý

10

IV. Kiến nghị, kết luận

10

1. Kiến nghị

10

2. Kết luận:

11

Tài liệu tham khảo

13

LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Tân Uyên được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009
theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngay 30/10/2008 của Chính phủ. Là Một huyện thuộc
vùng sâu, vùng xa và là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, nằm ở phía Đông
Nam tỉnh Lai Châu, cách thị xã Lai Châu khoảng 60Km. Huyện có 10 đơn vị hành
chính (trong đó có 01 thị trấn và 09 xã), diện tích tự nhiên của toàn huyện
là 89.732,88ha, dân số đến cuối năm 2018 là hơn 55 nghìn người, trong đó số người
trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số. Huyện có 10 dân tộc anh em cùng sinh
sống, trong đó dân tộc Thái 49,3%, Mông chiếm 17,7%, còn lại là các dân tộc khác.
Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế
giới hiện này, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo an
sinh xã hội được thể hiện cụ thể thông qua các chính sách xã hội. Bởi xuất phát từ
quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất
nước, con người là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.
Do đó, chính sách xã hội cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, giáo dục nhằm phát triển cân đối, toàn
diện cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội.
Trong các chính sách xã hội, có chính sách về Bảo hiểm xã hội, đây là một
trong những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta đối với người lao động. Đó
là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi
họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội. Trong quá trình thực hiện
Bảo hiểm xã hội luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát
triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngày nay bảo
hiểm xã hội được phát triển theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa.
Là một huyện mới được thành lập và được thụ hưởng nhiều chương trình,
dự án đầu tư của Nhà nước theo Nghị quyết 30a. Do vậy, đã có rất nhiều các công
ty, doanh nghiệp tư nhân được thành lập mới tại huyện, trong đó phần lớn hoạt

động về lĩnh vực xây dựng cơ bản. Qua đó, đã giải quyết được việc làm cho một
số lượng người lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện.
2

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, trong các doanh nghiệp còn tồn tại rất
nhiều tiêu cực, bức xúc đối với người lao động như: người sử dụng lao động vi
phạm quy định về pháp luật lao động, tranh chấp lao động, an toàn, vệ sinh lao
động, khiếu nại, tố cáo … đây là những vấn đề bức xúc hiện nay của huyện cần
phải được giải quyết sớm để tạo tâm lý ổn định cho người lao động.
Là một công chức Nhà nước, hiện đang công tác ở ngành Lao động
-TB&XH huyện Tân Uyên, sau khi tham gia lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng,
cùng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác. Em chọn đề tài: Giải quyết
khiếu nại của người lao động trong doanh nghiêp về chính sách Bảo hiểm xã hội”
làm tiểu luận cuối khóa. Đây là tiểu luận nghiên cứu nhằm củng cố và vận dụng
kiến thức đã học vào trong thực tiễn công tác của đơn vị, qua đó giúp cho bản
thân tôi tìm hiểu được nguyên nhân và xử lý giải quyết công việc một cách nhanh
chóng, đúng quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho ngươi lao
động của huyện.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và lại bị chi phối bởi công tác chuyên
môn nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
được nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!

3

I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Phát Đạt huyện Tân Uyên, được thành lập
và đi vào hoạt động từ thành 5 năm 2011. Trong quá trình hoạt động, doanh

nghiệp có 38 lao động đang làm việc, nhưng doanh nghiệp chỉ đăng ký tham gia
đóng bảo hiểm xã hội cho 30 lao động từ tháng 5 năm 2011.
Đến ngày 12 tháng 9 năm 2016, anh Lò Văn Pành là công nhân của doanh
nghiệp trong lúc đang làm việc ngoài công trường đã bị tai nạn lao động là dập
một bàn tay, Hội đồng giám định y khoa xác nhận anh Pành bị tỷ lệ thương tật
mất sức lao động 30%. Anh Pành đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện để làm thủ
tục hưởng trợ cấp tại nạn lao động, khi đến cơ quan Bảo hiểm anh mới biết là
mình không được doanh nghiệp đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, nên theo quy
định cơ quan BHXH đã từ chối không thanh toán cho Anh.
Do không được giải quyết chế độ tai nạn lao động , anh Pành đã làm đơn
khiếu nại gửi lên phòng Lao động – TB&XH và Liên đoàn lao động huyện. Ngày
25 tháng 9 năm 2016 các cơ quan chức năng của huyện thành lập đoàn liên ngành
đến làm việc với doanh nghiệp Phát Đạt và thống nhất với Chủ doanh nghiệp
phải truy nộp Bảo hiểm xã hội cho số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp
theo đúng quy định và truy nộp đủ số tiền Bảo hiểm xã hội chệnh lệch của 8 lao
động mà doanh nghiệp đã ký hợp đồng lao động. Đồng thời đoàn cũng đề xuất
hướng giải quyết chế độ tai nạn lao động cho anh Pành được hưởng trợ cấp tai
nạn lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Sau 3 tháng trôi qua mà doanh nghiệp vẫn không chấp hành, chế độ tại nạn
lao động của anh Pành vẫn không được giải quyết. Trong khi đó anh là lao động
chính trong gia đình, do vậy mà cuộc sống kinh tế gia đình anh gặp rất nhiều khó
khăn. Anh tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi đến nhiều cơ quan chức năng của
huyện, của tỉnh. Cho đến nay vụ việc vẫ chưa được giải quyết dứt điểm, đã ảnh
hưởng xấu đến tâm tư, tình cảm và cuộc sống của gia đình anh Pành, đồng thời
cũng làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội đối với doanh nghiệp.
Qua sự việc nêu trên, chúng ta cần có một cách nhìn khách quan đối với
những hành vi sai phạm của Doanh nghiệp Phát Đạt, từ đó sẽ áp dụng hình thức
4

xử lý như thế nào để đạt hiệu quả, làm cho doanh nghiệp thấy được hành vi sai
phạm của mình đề sửa chữa, khắc phục và tự giác thi hành đề nghị của các cơ
quan chức năng. Còn đối với các cơ quan chức năng của huyện phải giải quyết
như thế nào để đạt hiệu quả, hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật để đảm bảo quyền
lợi của người lao động và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở lý luận
– Đối với người sử dụng lao động và người lao động: Mặc dù Nhà nước đã
ban hành hệ thống các văn bản quy định cụ thể đối với người sử dụng lao động,
người lao động như: Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản
dưới luật để hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tổ chức
thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, một phận lớn người lao động chưa nhận
thức đầy đủ về quyền lợi của mình hoặc do áp lực về việc làm, thu nhập mà
không dám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động phải tham gia Bảo hiểm xã
hội cho họ; người sử dụng lao động nắm được các quy định nhưng tìm cách né
tránh hoặc không chấp hành đúng pháp luật lao động.
– Đối với Doanh nghiệp Phát Đạt không hành nghiêm Bộ Luật lao động,
Luật Bảo hiểm xã hội, cố tình không đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội cho
người lao động là vì mục đích lợi nhuận của Doanh nghiệp.
– Đối với các cơ quan chức năng của nhà nước như phòng Lao động
-TB&XH, Bảo hiểm xã hội, Liên đoàn lao động đã chưa làm hết nhiệm vụ,
quyền hạn và chức năng quản lý nhà nước của ngành về lĩnh vực lao động việc
làm, chưa phối hợp, tham mưu đề xuất cho UBND huyện xử lý một cách nghiêm
minh, kịp thời. Nếu các cơ quan này thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp
Bộ luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn
huyện thì sẽ không có sự việc trên xảy ra.
Mặt khác, do trình độ quản lý của cán bộ công chức thuộc các ngành chức
năng còn hạn chế, chưa thường xuyên tuyên truyền pháp luật về lao động cho người
lao động và người sử dụng lao động biết và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

5

2. Phân tích tình huống
Đối với người lao động: Người lao động gặp phải khó khăn về vật chất
kéo dài, nhất là trong thời gian bị tại nạn lao động, không có nguồn thu nhập để
đảm bảo cuộc sống hang ngày cho gia đình. Từ đó ảnh hưởng đến đời sống vật
chất, tinh thần lâu dài, dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào việc giải quyết của các cơ
quan chức năng của huyện, vào chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Còn rất nhiều người lao động trong các doanh nghiệp không được hưởng
các chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp… theo quy định của Bộ Luật lao động.
Đối với Doanh nghiệp: Tạo ra mối quan hệ không tốt giữa người sử dụng
lao động với người lao động, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dân đến tình
trạng đình công, bãi công, gây ảnh hưởng bất lợi cho doanh nghiệp.
Đối với cơ quan Nhà nước: quỹ bảo hiểm xã hội bị thất thu. Ảnh hưởng
đến việc thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, đến sự phát triển
của xã hội, không tạo ra được sự bình đẳng, công bằng xã hội giữa những người
lao động. Vì vậy cần phải quyết triệt để để làm gương cho các doanh nghiệp khác
đang hoạt động trên địa bàn huyện.
III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu giải quyết tình huống
Từ tình huống của anh Lò Văn Pành tại doanh nghiệp Phát Đạt, khi giải
quyết đơn khiếu nại chúng ta cần xác định 3 mục tiêu như sau:
1.1. Đối với anh Lò Văn Pành:
Giải quyết trợ cấp tại nạn lao động cho anh Pành không chỉ mang lại quyền
lợi chính đáng cho anh, mà còn tạo niềm tin cho những người lao động
khác đang làm việc tại các doanh nghiệp, đồng thời còn thể hiện ý thức tuân
thủ pháp luật Nhà nước của cá nhân, đơn vị.
1.2. Đối với Doanh nghiệp Phát Đạt:

Doanh nghiệp phải thấy được việc làm vi phạm pháp luật của mình
và nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Từ đó nâng cao
ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của người
6

lao động, tạo mối quan hệ tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động,
qua đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, ổn định lâu dài.
1.3. Đối với cơ quan Nhà nước:
Các cơ quan Nhà nước phải xem xét và giải quyết vần đề lao động việc
làm vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật lao động, vừa hợp tình, hợp lý,
không tốn kém thời gian, công sức và gây phiền hà cho người lao động, người
sử dụng lao động.
Đối với Phòng Lao động – TB&XH: Phải thực hiện đúng chức năng quản
lý Nhà nước về lao động, thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp vi
phạm để đảm bảo cho việc thực hiện pháp lao động một cách nghiêm minh và đạt
được mục tiêu đề ra trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về lao
động việc làm.
Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội: Khi các doanh nghiệp đăng ký tham gia
BHXH phải có kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp và phải nhanh chóng có các biện
pháp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho người lao động, người sử dụng lao
động. Qua đó tạo được niềm tin của người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội.
Đối với Liên đoàn lao động: Phải thực hiện đúng vai trò kiểm tra, giám sát
hoạt động Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp, đồngthời phải quan tâm đến
việc thành lập các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi
chính đáng cho người lao động.
2. Cơ sở giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống trên phòng Lao động – TB&XH và các cơ quan
chức năng của huyện phải căn cứ vào các quy định sau:
– Bộ Luật lao động năm 2012.

Tại Khoản 1 Điều 186 của Bộ Luật lao động quy định: “Người sử dụng lao
động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.” .
Tại Điều 144 Bộ Luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng
lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: “1. Thanh toán
7

phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo
hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán
toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người
lao động không tham gia bảo hiểm y tế; 2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao
động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc
trong thời gian điều trị; 3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.
Sau khi điều trị, tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn,
bệnh nghề nghiệp, người lao động được giám định và xếp hạng thương tật để
hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả”.
Về xử phạt vi phạm phát luật lao động, tại Điều 239 Bộ Luật lao động quy
định: “ Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật này, thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy
định của pháp luật”.
– Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 20
tháng 11 năm 2014.
Tại khoản 1, 2 Điều 21 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động:
“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo
hiểm xã hội; 2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng
trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của

Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Tại khoản 16 Điều 23 quy định về trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã
hội: “Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật”.
Tại Điều 46 quy định về trợ cấp một lần đối với người bị tai nạn lao động:
“Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng
trợ cấp một lần”…
– Các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động và Luật bảo
hiểm xã hội.
8

3. Đề xuất phương án để xử lý tình huống
Để giải quyết tình huống trên em đưa ra một số phương án sau:
* Phương án thứ nhất: Ở tình huống trên khi nhận được đơn khiếu nạn
của anh Pành, Phòng Lao động – TB&XH huyện đã phối hợp với Liên đoàn lao
động, Bảo hiểm xã hội huyện đến làm việc với Doanh nghiệp Phát Đạt và kiến
nghị doanh nghiệp phải đăng ký tham gia và truy nộp phần tiền đóng Bảo hiểm
xã hội cho số lao động mà doanh nghiệp chưa tham gia Bảo hiểm xã hội cho
người lao động với số tiền tính đên tháng 9/2016 là 105.971.120 đồng. Đồng thời
phòng Lao động – TB&XH huyện chuyển hồ sơ lên UBND huyện ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội đối với doanh
nghiệp với số tiền đến 150.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật
xử lý vi phạm hành chính. Kiến nghị Bảo hiểm xã hội huyện tiến hành chi trả chế
độ trợ cấp tai nạn lao động một lần cho anh Pành, với số tiền là 21.175.000 đồng
(theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội).
Ưu điểm của phương án: Các ngành chức năng đã làm cho doanh nghiệp
nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình và khắc phục sửa chữa bằng
cách thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật,
đồng thời đảm bảo được quyền lợi người lao động, tạo được sự bình đẳng giữa

những người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Từ đó củng cố niềm tin của
người lao động đối với các cơ quan chức năng của huyện và vào chế độ chính
sách của Đảng và Nhà nước.
Nhược điểm của phương án: Mặc dù anh Pành đã gửi đơn khiếu nại đến
các cơ quan cấp trên nhưng đã trải qua 3 tháng doanh nghiệp vẫn không thực hiện
những kiến nghị của các cơ quan chức năng nên trong thời gian bị tai nạn gia
đình anh Pành gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, anh lại tiếp tục làm đơn
khiếu nại
* Phương án thứ 2: Khi nhận được đơn khiếu nại của người lao động, Ủy
ban nhân dân huyện đã có quyết định thành lập đoàn đi kiểm tra liên ngành gồm
có các ngành chức năng là phòng Lao động – TB&XH, Liên đoàn lao động, Bảo
hiểm xã hội đến làm việc với doanh nghiệp Phát Đạt, sau đó phải có báo cáo kết
9

quả và hướng xử lý cho Ủy ban nhân dân huyện. Sau khi đoàn làm việc với
doanh nghiệp thống nhất kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định xử lý
buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của pháp luật như: Truy nộp đủ
số tiền Bảo hiểm xã hội của 8 lao động mà doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia
Bảo hiểm xã hội cho họ, đồng thời phạt xử phạt vi phạm hành chính của doanh
nghiệp và chi trả số tiền trợ cấp tai nạn lao động cho anh Pành theo luật định. Sau
đó tiếp tục nhận anh Pành vào làm việc tại doanh nghiệp và phải sắp xếp việc làm
phù hợp với sức khỏe của Anh.
Ưu điểm của phương án: Khi có quyết định của UBND huyện doanh
nghiệp phải chấp hành ngay.Vì vậy quyền lợi của người lao động được giải quyết
kịp thời từ đó củng cố và tạo niềm tin cho người lao động đối với Nhà nước, đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật và nguyên tắc của Bảo hiệm xã hội.
Nhược điểm của phương án: UBND huyện phải mất thời gian đứng ra
giải quyết như triệu tập các cơ quan chức năng, tổ chức họp nhiều lần để ra quyết
định xử lý. Đối với doanh nghiệp bị tổn thất một khoản tiền tương đối lớn, ảnh

hưởng đến lợi nhuận họ.
4. Lựa chọn phương án xử lý
Qua nghiên cứu, xem xét những ưu khuyết điểm của mỗi phương án để
giải quyết tình huống trên, thì phương án 2 là phương án tối ưu nhất vì giải quyết
theo phương án này vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa hợp tình, hợp lý, không
gây phiền hà cho người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra còn bảo vệ
được quyền lợi cho người lao động, doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ theo
quy định của pháp luật lao động và chính sách bảo biểm xã hội.
IV. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
– Ủy banh nhân dân huyện phải xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với các
doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động về Bảo hiểm xã hội như khai không
đúng số lượng lao động, cố tình né tránh không tham gia Bảo hiểm xã hội cho
người lao động. Chỉ đạo các ngành thực hiện đúng chức năng quản lý nhà về lĩnh

10

vực lao động, Bảo hiểm xã hội. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đề nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ công chức.
– Đối với các ngành chức năng phải thực đúng chức năng nhiệm vụ của
ngành, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành về lĩnh vực lao động việc làm, bảo
hiểm xã hội. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng, tổ chức các lớp tuyên truyền, giáo dục về pháp luật lao động, chính
sách bảo hiểm xã hội để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người lao động
và người sử dụng lao động
2. Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề người lao động trong các

Xem thêm: Tạo Khóa Học Trực Tuyến Vnpt Elearning, Trên Hệ Thống Đào Tạo Trực Tuyến Của Vnpt

doanh nghiệp luôn là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội. Bởi vì lợi ích của
các bên trong quan hệ lao động rất khác nhau, thường mâu thuẫn với nhau,
chủ sử dụng lao động bao giờ cũng muốn tạo ra được nhiều lợi nhuận nhưng chi
phí bỏ ra lại ít, chính vì thể mà họ có thể khai thác triệt để sức lực của người lao
động, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động, làm trai các quy định
của pháp luật. Do vậy, mà tình trạng đơn thư khiếu nại về lĩnh vực lao động, bảo
hiểm xã hội trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiêp tư nhân dân diễn ra
thường xuyên, phổ biến. Để giải quyết các mẫu thuẫn, cần có người trọng tài
là Nhà nước, Nhà nước với là người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội. Vai
trò quản lý của Nhà nước được thể hiện thông qua hệ thống pháp luật, các quy
định pháp luật và các chế tài để buộc người lao động, người sử dụng lao động
phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Có thể nói chính sách về Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn và quan
trong của Đảng và Nhà nước ta, vì nó liên quan đến đời sống của số đông người
lao động và gia đình họ. rất lớn đến lợi ích của người lao động, đến quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội. Trong đó quy định người sử
dụng lao động phải đóng đúng, đóng đủ phí Bảo hiểm xã hội cho người lao động,
người lao động cũng thực hiện nghĩa vụ tự bảo vệ mình bằng cách đóng một phần
11

trong tiền lương, thu nhập của mình vào quỹ bảo hiểm xã hội để cho những lúc
ốm đau, tại nạn, hưu trí … Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính rất lớn, ảnh
hưởng đến nền tài chính quốc gia. Để quỹ bảo hiểm xã hội đi đúng định hướng,
phục vụ lợi ích số đông người tham gia bảo hiểm xã hội, phục vụ cho sự phát
triển và đảm bảo an sinh xã hội, cần phải có sự quản lý của Nhà nước.
Trong quá trình đất nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn
diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước manh, dân chủ,
công bằng và văn minh” trong đó chính sách xã hội luôn được Đảng và Nhà nước

ta quan tâm, từng bước xây dựng và hoàn thiện mục tiêu an sinh xã hội tiến
bộ nhất, đặc biệt là việc giải quyết việc làm cho người lao động đang là vấn đề
bức xúc của toàn xã hội. Trong những năm qua, mặc dù các doanah nghiệp đã
góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, nhưng tình trạng vi phạm pháp luật lao động cũng đã và
đanh diễn ra khá phổ biến, nhất là tình trạng né tránh tham gia bảo hiểm xã hội
cho người lao động, kéo dài thời gian học việc, không ký kết hợp đồng lao động,
… Do đó đòi hỏi các cấp, các ngành chức phải thực hiện đúng chức năng, phối
kết hợp một cách đồng bộ để kịp thời giải quyết những vi phạm, tranh chấp xảy
ra. Quan tìm hiểu và đưa ra các phương án giải quyết khiếu nại của người lao
động trong doanh nghiệp về chính sách bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp Phát
Đạt, bản than đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác để giải quyết
những khiếu nại của người lao động tronhg các doanh nghiệp. Qua giải quyết
trường hợp này đã góp phần nâng cao nhận thức tham gia Bảo hiểm xã hội cho
người sử dụng lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động
trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời cũng thấy rõ được vai trò,
trách nhiệm của các cơ quan chức năng Nhà nước.

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng.
2. Bộ Luật lao động năm 2012.
3. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội thông qua ngày
20 tháng 11 năm 2014.

4. Luật xử lý vi phạm hành chính.

13

Tài liệu liên quan

*

Tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh huyện nay. Thực trạng và giải pháp 2 263 1 7

*

Tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh huyện nay. Thực trạng và giải pháp 124 1 4

*

tiểu luận lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính đề tài quản lý giao thông trên địa bàn thành phố 23 1 5

*

Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học ở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tại trường cao đẳng sư phạm nam định 112 659 0

*

Tiểu luận cao học Đảng lãnh đạo quản lý lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn hiện nay 64 3 22

*

Tiểu luận môn kỹ năng lãnh đạo quản lý KỸ NĂNG tạo ĐỘNG lực CHO cấp dưới (autosaved) 26 2 23

*

kỹ năng ra quyết định trong nghệ thuật lãnh đạo,quản lý tiểu luận môn nghệ thuật lãnh đạo quản lý lớp cao học quản lý xã hội 21 4 21

*

Tiểu luận lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý phổ thông 2017 Hiệu trưởng chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ trường THPT Nguyễn Du huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum năm học 2016 2017 25 857 24

*

Tiểu luận lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý phổ thông 2017 Công tác kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học A Lương Phi huyện Tri Tôn tỉnh An Giang 17 963 33

Xem thêm: Bài Tập Bắp Chân Thon Gọn Bắp Chân, Bài Tập Thu Nhỏ Bắp Chân (All Level)

*

Tiểu luận lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý phổ thông 2017 Công tác quản lý văn bản tại trường Tiểu học Bình trị huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang 19 485 18

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận