Bài Tập Giảm Đau Khớp Háng Cho Bà Bầu, Làm Thế Nào Để Giảm Đau Khớp Háng Khi Mang Bầu

Phụ nữ mang thai thường kéo theo tình trạng cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp mà trong đó tiêu biểu là viêm khớp háng. Viêm khớp háng khi mang thai tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em. Và bất cứ ai cũng sẽ gặp phải tình trạng này trong quá trình mang thai. Vì thế, để “sống chung” với tình trạng này đồng thời làm giảm thiểu tối đa những cơn đau đớn, cơ thể vận động nhẹ nhàng và linh hoạt hơn, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua các thông tin được chia sẻ dưới đây.

Đang xem: Bài tập giảm đau khớp háng cho bà bầu

*

Nên làm gì khi bà bầu bị đau khớp háng?

1- Chườm nóng

Bị đau khớp háng khi mang thai có thể dùng cách chườm nóng để giảm đau tức thời. Chườm nóng các mạch máu ở vị trí đau và vùng xung quanh giãn ra, cơ gân thả lỏng có tác dụng tốt trong việc tiết chế cơn đau. Bằng cách sử dụng các thảo dược thiên nhiên như ngải cứu, gừng, muối,…

– Cách 1: Dùng 1 nắm lá ngải cứu mang đi rửa sạch và để ráo nước. Cho 1/2 bát muối biển vào chảo và rang lên cho vàng đều. Sau đó cho ngải cứu vào rang cùng cho đến khi ngải cứu nóng già rồi dùng túi chườm và chườm vào vị trí đau nhức. Lưu ý là không massage khớp trong thời gian chườm nóng.

– Cách 2: Dùng 500g gừng tươi bóc sạch vỏ và cắt thành lát mỏng. Đem gừng tươi ngâm với 500ml rượu trắng 50 độ trong vòng 12h. Dùng rượu gừng xoa vào vị trí viêm đau vừa kết hợp massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 2-3 lần cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

2- Nghỉ ngơi hợp lý

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, hạn chế đi lại quá nhiều và thả lỏng, thư giãn cơ thể thường xuyên. Áp lực khi mang thai là rất lớn, xương khớp chịu sức ép hơn bình thường nên bất cứ lúc nào cũng phải để chúng được nghỉ ngơi.

*

Vùng xương háng đỡ xương chậu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp trong suốt toàn bộ thai kì, càng về những tháng cuối thì càng nên để vùng này được nghỉ ngơi. Bà bầu bị đau khớp háng hãy ngồi nhiều hơn đứng, đi lại chậm rãi và nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh như chạy nhảy, leo lên leo xuống cầu thang liên tục, lao động nặng nhọc, mang vác đồ đạc, ngồi xổm,…

3- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Với những người có triệu chứng đau nặng hoặc người vẫn phải duy trì lao động nặng khi mang thai thì hãy sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu và cố định vùng xương chậu để giảm bớt áp lực cho phần xương bên dưới.

Biện pháp khắc phục viêm khớp háng khi mang thai

→ Tập luyện thể dục thể thao

Tập thể dục nhẹ nhàng là cách giảm đau khớp háng khi mang thai đồng thời giúp cơ thể người mẹ linh hoạt hơn, tạo thuận lợi khi sinh nở. Bà bầu bị đau khớp háng nói riêng và phụ nữ mang thai nói chung không nên đi lại nhiều, không được vận động mạnh nhưng càng không nên ngồi lì một chỗ khiến cơ thể tù túng, càng thêm khó chịu.

*

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phối hợp hài hoà, phù hợp với thể chất của mẹ bầu sẽ giúp máu huyết lưu thông, xương cốt dẻo dai hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở sau này. Một trong những bộ môn tốt nhất dành cho bà bầu là yoga, điều chỉnh hơi thể kết hợp các động tác thư giãn, vừa có lợi cho cơ thể, vừa hữu ích cho tinh thần.

Nếu không thích yoga, bà bầu có thể tự tập 5 bài tập giúp giảm đau khớp háng bên phải khi mang thai nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung như sau:

# Bài tập 1:

Chuẩn bị dụng cụ là 1 chiếc ghế có chân vững vàng, có chỗ dựa. Đứng đằng sau ghế, hai chân dang rộng bằng hông, tay bám vào thành ghế. Từ từ hạ đầu gối xuống một góc 45 độ sao cho mũi chân và đầu gối hướng ra bên ngoài. Giữ lưng thẳng, dần hạ thấp trọng tâm, xuống càng thấp càng tốt rồi đứng lên. Lặp lại động tác nhiều lần.

# Bài tập 2:

Chuẩn bị dụng cụ là 1 chiếc gối mềm, nằm nghiêng sang bên phải, gối đầu lên tay phải, gối đỡ lấy phần bụng. Chân dưới co lại góc 45 độ, chân trên duỗi thẳng, từ từ nâng cao qua eo rồi hạ xuống. Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần, bà bầu bị đau khớp háng nên tập bài tập này hàng ngày, tùy theo sức của mình.

Xem thêm: Dàn Ý Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 8 : Đề 1 → Đề 3 (41 Mẫu), Lập Dàn Ý Cho Đề 3 Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 8

*

# Bài tập 3:

Nằm sấp người xuống mặt sàn, chống hai khuỷu tay xuống sàn để nâng đỡ cơ thể, từ từ nâng nhẹ người lên sao cho toàn bộ cơ thể tạo thành một đường thẳng. Động tác này tương đối giống động tác chống đẩy, bà bầu nên làm với nhịp độ chậm.

# Bài tập 4:

Chuẩn bị dụng cụ là hai chiếc tạ nặng từ 1 tới 1,5kg, bà bầu ngồi trên ghế, lưng thẳng, hai chân vuông góc, nâng tạ lên xuống đều đặn theo nhịp thở, nâng khuỷu tay lên ngang vai rồi hạ xuống vị trí ban đầu, lặp đi lặp lại nhiều lần.

# Bài tập 5:

Chuẩn bị dụng cụ là một chiếc ghế chắc chắn, chống đầu gối chân lên ghê, một chân đứng vững, cong người xuống song song với sàn nhà, tay tương ứng chống lên ghế, tay kia nâng tạ lên xuống, lặp lại động tác nhiều lần.

Những bài tập ở trên rất dễ thực hiện tại nhà, có tác dụng giảm đau khớp háng bên trái khi mang thai và các loại đau nhức khác trong thai kì. Ngoài ra, bà bầu bị đau khớp háng có thể tham khảo thêm các bài tập khác hoặc nhờ bác sĩ tư vấn để có những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

→ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau xương khớp háng khi mang thai, thai phụ nên ăn uống khoa học, bồi dưỡng các chất cần thiết để nuôi dưỡng cho thai nhi đồng thời bổ sung nguồn canxi để tránh tình trạng thiếu canxi, loãng xương, thoái hóa xương khớp.

*

Ở mỗi giai đoạn của thai kì, thai phụ sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn cân bằng, hợp lý, nạp đủ canxi thông qua thực phẩm.

→ Xoa bóp, châm cứu:

Các liệu pháp xoa bóp, châm cứu cũng giúp nhiều bà bầu thoát khỏi tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, tác động vào vùng xương chậu, khớp háng phải tuyệt đối thận trọng, cần thăm khám tại các cơ quan y tế uy tín mới quyết định có nên tiến hành hay không.

Xem thêm: 2Oo Mẫu Biệt Thự Mini Trên Diện Tích 100M2 Có Phòng Giải Trí

→ Thăm khám kịp thời

Với trường hợp bà bầu bị đau khớp háng quá nặng, đau do bệnh lý xương khớp cần sử dụng thuốc thì việc cần làm nhất là tới bệnh viện để được chẩn trị và theo dõi, không tự ý uống thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh xương khớp tại nhà kẻo ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Viêm khớp háng khi mang thai vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe vừa làm ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, vì thế đừng quá chủ quan với những dấu hiệu của bệnh. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt trong thời kỳ mang thai để có chất lượng cuộc sống tốt hơn các bạn nhé!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập